Phạm Viết Đào.
Nếu nghiên cứu kỹ Hiến pháp 1946 và Tuyên ngôn độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc ngày 2/9/1945 thì theo chúng tôi: Có vẻ Chủ tịch Hồ Chí Minh muốn xây dựng một đất nước, xã hội Việt Nam theo “mô hình dân chủ” kiểu Pháp và “tinh thần Tự do” kiểu Mỹ ?! Ở 2 trước tác quan trọng này do đích thân Hồ Chí Minh viết không thấy có hơi hướng của mô hình xôviết kiểu Stalin…Còn sau 1954 nhất là khi ban hành Hiến pháp 1959 thì nhiều tư tưởng khởi nguyên của Hồ Chí Minh đã bị đẩy lùi ? Điều này do bị sức ép bởi hoàn cảnh lịch sử, do Hồ Chí Minh nhận thức lại hay do chính ông cho qua, điều này cần giới sử gia vào cuộc ?!
Nếu nghiên cứu kỹ Hiến pháp 1946 và Tuyên ngôn độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc ngày 2/9/1945 thì theo chúng tôi: Có vẻ Chủ tịch Hồ Chí Minh muốn xây dựng một đất nước, xã hội Việt Nam theo “mô hình dân chủ” kiểu Pháp và “tinh thần Tự do” kiểu Mỹ ?! Ở 2 trước tác quan trọng này do đích thân Hồ Chí Minh viết không thấy có hơi hướng của mô hình xôviết kiểu Stalin…Còn sau 1954 nhất là khi ban hành Hiến pháp 1959 thì nhiều tư tưởng khởi nguyên của Hồ Chí Minh đã bị đẩy lùi ? Điều này do bị sức ép bởi hoàn cảnh lịch sử, do Hồ Chí Minh nhận thức lại hay do chính ông cho qua, điều này cần giới sử gia vào cuộc ?!
Văn bản Hiến pháp năm 1946 do Chủ tịch Hồ Chí Minh khởi soạn ít nhiều theo khuôn mẫu của văn bản Hiến pháp của nước Pháp; Nếu xem xét kỹ về mô hình quản trị nhà nước, quyền lực hành chính nhà nước nằm trong tay Chủ tịch nước (Tổng thống ); Vai trò của Thủ tướng gần với vai trò của Đổng lý văn phòng…Đó là điều khác biệt cơ về cơ cấu tổ chức quyền lực giữa Hiến pháp 1946 với các bản Hiến pháp 1959, 1980, 1992; Sẽ có bài riêng phân tích về những khác biệt cũng như “ mặt phải “, “mặt trái” của những mô hình quản trị này…
Nếu theo Hiến pháp 1946, quyền lực hành chính nhà nước nằm trong tay Chủ tịch nước, Thủ tướng chỉ là người giúp việc thì các văn bán Hiến pháp sau này quyền lực hành chính nhà nước do Thủ tướng trực tiếp điều hành…Do cơ cấu tổ chức như vậy nên Việt Nam có một điều dị biệt so với thế giới: Nếu các nước khi nói nguyên thủ người ta chỉ nhắc tới 1 người, còn tại Việt Nam lạ thường là “ bộ tứ “; điều này khi chứng kiến các nghi lễ ngoại giao sẽ thấy…
Trong bài viết sau đây, xin nêu một số dị biệt về quyền cơ bản của công dân của Việt Nam được quy định như thế nào tại các văn bản Hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992 ?
Những điểm đáng chú ý trong Hiến pháp 1946 về quyền cơ bản của công dân
Trong Điều thứ 1, Hiến pháp 1946 tuyên xưng: “Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hoà. Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo.”
Đến Điều thứ 21, tính dân chủ và ý thức tôn trọng quyền làm chủ đất nước của người dân cũng đã được xác định không quanh co, e dè : “Nhân dân có quyền phúc quyết về Hiến pháp và những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia, theo điều thứ 32 và 70.”
Điều thứ 32 viết : “Những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa ra nhân dân phúc quyết, nếu hai phần ba tổng số nghị viên đồng ý.Cách thức phúc quyết sẽ do luật định.”
Điều thứ 70 còn quy định thêm quyền quyết định tối hậu phải thuộc về tòan dân: “ Sửa đổi Hiến pháp phải theo cách thức sau đây:
a) Do hai phần ba tổng số nghị viên yêu cầu.
b) Nghị viện bầu ra một ban dự thảo những điều thay đổi.
c) Những điều thay đổi khi đã được Nghị viện ưng chuẩn thì phải đưa ra toàn dân phúc quyết.”
Rất tiếc Hiến pháp 1946 chưa có thời gian thi hành thì bị chiến tranh làm gián đọan.
Sau khi đất nước bị chia đôi bởi Hiệp định Geneve 1954, hai miềh Nam-Bắc có hai thể chế chính trị khác nhau.
Đến Điều thứ 21, tính dân chủ và ý thức tôn trọng quyền làm chủ đất nước của người dân cũng đã được xác định không quanh co, e dè : “Nhân dân có quyền phúc quyết về Hiến pháp và những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia, theo điều thứ 32 và 70.”
Điều thứ 32 viết : “Những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa ra nhân dân phúc quyết, nếu hai phần ba tổng số nghị viên đồng ý.Cách thức phúc quyết sẽ do luật định.”
Điều thứ 70 còn quy định thêm quyền quyết định tối hậu phải thuộc về tòan dân: “ Sửa đổi Hiến pháp phải theo cách thức sau đây:
a) Do hai phần ba tổng số nghị viên yêu cầu.
b) Nghị viện bầu ra một ban dự thảo những điều thay đổi.
c) Những điều thay đổi khi đã được Nghị viện ưng chuẩn thì phải đưa ra toàn dân phúc quyết.”
Rất tiếc Hiến pháp 1946 chưa có thời gian thi hành thì bị chiến tranh làm gián đọan.
Sau khi đất nước bị chia đôi bởi Hiệp định Geneve 1954, hai miềh Nam-Bắc có hai thể chế chính trị khác nhau.
Hiến pháp 1959
Từ lần sửa Hiến pháp năm 1959 ở miền bắc khi Hồ Chí Minh, người có trách nhiệm với Hiến pháp 1946 còn sống, quyền cao cả của dân ghi trong các Điều 21,32 và 70 bị hủy bỏ…
Điều 4 của Hiến pháp 1959:”Nhân dân có quyền phúc quyết về Hiến pháp và những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia, theo điều thứ 32 và 70”đã bị thay đổi bằng nội dung mới trong Hiến pháp 1959: “Tất cả quyền lực trong nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đều thuộc về nhân dân”, nhưng quyền đó của nhân dân được sử dung “thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp do nhân dân bầu ra”.
Điều 112 của Hiến pháp 1959 đã chỉnh sửa lại Điều 21 Hiến pháp 1946, trao độc quyền sửa Hiến pháp cho Quốc hội, như đã viết : “Chỉ có Quốc hội mới có quyền sửa đổi Hiến pháp. Việc sửa đổi phải được ít nhất là hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.”
Sau tháng 04/1975, Đảng Lao động Việt Nam được đổi tên là đảng Cộng sản Việt Nam sau Đại hội đảng kỳ IV năm 1976, và nhà nước “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” đã được đổi thành “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”.
Do đó Điều 2 của Hiến pháp 1980, tiếp tục thay đổi Hiến pháp 1959: “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước chuyên chính vô sản. Sứ mệnh lịch sử của Nhà nước đó là thực hiện quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, động viên và tổ chức nhân dân tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng: cách mạng về quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học – kỹ thuật, cách mạng tư tưởng và văn hoá, trong đó cách mạng khoa học – kỹ thuật là then chốt; xoá bỏ chế độ người bóc lột người; đập tan mọi sự chống đối của bọn phản cách mạng trong nước, mọi hành động xâm lược và phá hoại của kẻ thù bên ngoài; xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội, tiến tới chủ nghĩa cộng sản; góp phần củng cố hoà bình và đẩy mạnh sự nghiệp cách mạng của nhân dân thế giới.”
Điều mới mẻ của Hiến pháp 1980 đó là nội dung tại Điều 4: “Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong và bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp công nhân Việt Nam, được vũ trang bằng học thuyết Mác – Lênin, là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo xã hội; là nhân tố chủ yếu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Đảng tồn tại và phấn đấu vì lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam.Các tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp.”
Cũng giống như Hiến pháp 1959, Điều 147 của Hiến pháp 1980 quy định rằng : “Chỉ Quốc hội mới có quyền sửa đổi Hiến pháp. Việc sửa đổi Hiến pháp phải được ít nhất là hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.”
Điều 4 của Hiến pháp 1959:”Nhân dân có quyền phúc quyết về Hiến pháp và những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia, theo điều thứ 32 và 70”đã bị thay đổi bằng nội dung mới trong Hiến pháp 1959: “Tất cả quyền lực trong nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đều thuộc về nhân dân”, nhưng quyền đó của nhân dân được sử dung “thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp do nhân dân bầu ra”.
Điều 112 của Hiến pháp 1959 đã chỉnh sửa lại Điều 21 Hiến pháp 1946, trao độc quyền sửa Hiến pháp cho Quốc hội, như đã viết : “Chỉ có Quốc hội mới có quyền sửa đổi Hiến pháp. Việc sửa đổi phải được ít nhất là hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.”
Sau tháng 04/1975, Đảng Lao động Việt Nam được đổi tên là đảng Cộng sản Việt Nam sau Đại hội đảng kỳ IV năm 1976, và nhà nước “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” đã được đổi thành “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”.
Do đó Điều 2 của Hiến pháp 1980, tiếp tục thay đổi Hiến pháp 1959: “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước chuyên chính vô sản. Sứ mệnh lịch sử của Nhà nước đó là thực hiện quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, động viên và tổ chức nhân dân tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng: cách mạng về quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học – kỹ thuật, cách mạng tư tưởng và văn hoá, trong đó cách mạng khoa học – kỹ thuật là then chốt; xoá bỏ chế độ người bóc lột người; đập tan mọi sự chống đối của bọn phản cách mạng trong nước, mọi hành động xâm lược và phá hoại của kẻ thù bên ngoài; xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội, tiến tới chủ nghĩa cộng sản; góp phần củng cố hoà bình và đẩy mạnh sự nghiệp cách mạng của nhân dân thế giới.”
Điều mới mẻ của Hiến pháp 1980 đó là nội dung tại Điều 4: “Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong và bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp công nhân Việt Nam, được vũ trang bằng học thuyết Mác – Lênin, là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo xã hội; là nhân tố chủ yếu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Đảng tồn tại và phấn đấu vì lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam.Các tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp.”
Cũng giống như Hiến pháp 1959, Điều 147 của Hiến pháp 1980 quy định rằng : “Chỉ Quốc hội mới có quyền sửa đổi Hiến pháp. Việc sửa đổi Hiến pháp phải được ít nhất là hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.”
Hiến pháp 1992
Điều 4 của Hiến pháp 1992 đã được viết lại: “ Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.”
Tại Điều 2 của Hiến pháp 1992 đã minh thị: “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức”, nhưng người dân không có quyền làm chủ đất nước trực tiếp mà tiếp tục thông qua Quốc hội đặt dưới quyền lãnh đạo toàn diện của Đảng.
Điều 147 của Hiến pháp 1980 đã được lập lại nguyên trong Hiến pháp 1992 rằng: “Chỉ Quốc hội mới có quyền sửa đổi Hiến pháp. Việc sửa đổi Hiến pháp phải được ít nhất là hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.”
Tại Hội nghị trung ương vừa bế mạc, ngày 15-05 (2012) TBT Nguyễn Phú Trong khẳng định rằng: “Có thể nói, Hiến pháp năm 1992 (được sửa đổi, bổ sung năm 2001) là thành quả rất to lớn của cách mạng, là bước phát triển nhận thức, đổi mới tư duy của Đảng ta, Nhà nước ta, đóng góp hết sức quan trọng, tạo nên những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong công cuộc đổi mới ở nước ta.”
TBT Nguyễn Phú Trọng vẫn tiếp tục cho rằng: “ Các đề xuất sửa đổi, bổ sung phải dựa trên kết quả tổng kết sâu sắc thực tế thi hành Hiến pháp năm 1992 và các đạo luật có liên quan; quán triệt đầy đủ yêu cầu thể chế hoá Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) và Nghị quyết Đại hội XI của Đảng; tiếp tục kế thừa những quy định của Hiến pháp năm 1992 và các bản Hiến pháp trước đây còn phù hợp.”
TBT Nguyễn Phú Trọng nhắc lại rằng: “Đảng Cộng sản Việt Nam – đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc – là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.”
Như vậy là: Điều 4 của Hiến pháp 1992 dành độc quyền lãnh đạo đất nước cho Đảng vẫn được giữ nguyên và “quyền phúc quyết về Hiến pháp và những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia” như nói trong Hiến pháp 1946 do Chủ tịch Hồ Chí Minh khởi soạn sẽ tiếp tục bị loại bỏ…
P.V.Đ.
EmoticonEmoticon