Thanh Xuân (thực hiện) Thứ Bảy, ngày 03/09/2016 07:00 AM (GMT+7)
(Dân Việt) Ông Phạm Chí Cường - Chủ tịch Hội khoa học kỹ thuật Đúc - Luyện Kim Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hiệp hội thép cho rằng giải pháp của Hoa Sen lọc nước biển để luyện kim là “khoa học viễn tưởng” tại Siêu dự án luyện cán thép Cà Ná – Ninh Thuận.
Thưa ông, hiện Công ty Cổ phần tập đoàn Hoa Sen (HSG) đã và đang chuẩn bị tiến hành đầu tư vào siêu dự án sản xuất thép tại Ninh Thuận, ông có đánh giá gì về dự án này?
- Toàn bộ dự án tôi mới nghe rất sơ lược với 10 tỷ USD và công suất 16 triệu tấn/năm. Nếu là 10 tỷ USD thì đúng là số vốn quá lớn, vượt quá khả năng của một nhà đầu tư Việt Nam. Tuy nhiên, doanh nghiệp để thời gian triển khai rất dài tới 2030 thì tôi cho rằng cũng có thể HSG làm được.Tuy nhiên, có nhiều vấn đề người ta quan tâm về việc thép đang dư thừa và phải cạnh tranh với thép giá rẻ của Trung Quốc. Mặt khác, vấn đề đáng quan tâm nữa là về môi trường sau câu chuyện của Formosa, trong khi dự án được xây dựng ven biển và bên cạnh khu du lịch. Hoa Sen có hứa sẽ sử dụng công nghệ mới, mới như thế nào, ai duyệt cái mới đó. Có đúng mới không vì Hoa Sen không thể có chuyên môn như chúng tôi được. Thậm chí, chuyên gia trong nước có đủ đánh giá tác động môi trường khi một nhà máy lớn vào đầu tư tại ven biển hay không? Có phải thuê tư vấn nước ngoài không? Dự án có đặc thù về môi trường nên tôi đề nghị Bộ KHĐT, Bộ Công Thương, Bộ KHCN xem xét thận trọng.
- Tôi đã hỏi trực tiếp ông Chủ tịch Hoa Sen vấn đề này rằng: “Vùng đó hạn hán khủng khiếp, nhìn con cừu người gầy xác xơ đi ăn cỏ khô như trên sa mạc, lấy nước ở đâu để sản xuất thép”? Ông Chủ tịch Hoa Sen nói sẽ lấy nước biển để sản xuất. Tuy nhiên, nước biển là nước muối phải lọc như thế nào, xét về “bài toán” kinh tế có hiệu quả hay không thì phải trình ra. Còn UBND tỉnh Ninh Thuận hứa như vậy có khả thi không thì Nhà nước phải xem xét. Bởi vùng Ninh Thuận rất khô hạn, đào bao nhiêu giếng lên cũng khô cạn không đủ nước cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp thì lấy đâu ra nước. Mặt khác, nước mà có muối thì không thể dùng cho công nghệ được, vẫn phải có nước ngọt để tuần hoàn nước biển thì lấy đâu ra nước ngọt.
Hiện nay, công nghệ nước biển là dấu hỏi lớn cho nhà khoa học. Anh có thể làm được nhưng giá thành như thế nào và thực tế trên thế giới hiện nay chưa có một nước nào lọc nước biển để sản xuất luyện kim. Cái này đúng là khoa học viễn tưởng cho một khu công nghiệp và bài toán kinh tế lọc nước biển để làm luyện kim thì rất không khả thi.
Xét ở góc độ kinh tế, theo ông HSG có thể cạnh tranh với giá thép rất rẻ và tình trạng dư thừa cung thép của Trung Quốc?
- Đúng là ở thời điểm này thì tôi rất băn khoăn vì tất cả hiện nay đều dư thừa. Theo tổng kết của Hiệp hội Thép hiện trong nước mới sản xuất 60% công suất, giờ đầu tư thêm của HSG là tới 2030 nhưng đến thời điểm đó đã dùng hết những cái đang có chưa? Hiện nay, Việt Nam có nhiều loại thép như thép xây dựng có công suất trên 10 triệu tấn; thép cán nguội trên 3 triệu tấn; thép tôn tráng kẽm 4 triệu tấn; thép ống 2 triệu tấn…tất cả khoảng 20 triệu tấn nhưng nếu Formosa vào hoạt động là có thêm hơn 20 triệu tấn nữa, tức là gấp đôi sản lượng hiện có. Chưa kể Nghi Sơn đang tiếp tục đầu tư khu liên hợp khoảng 7 triệu tấn nữa….
Tôi nghĩ rằng, các Bộ chủ quản phải có quy hoạch tổng thể, quản lý giám sát chặt chẽ các dự án sản xuất thép.
Giải pháp của Hoa Sen là đưa cả thép đi xuất khẩu theo ông có khả thi?
- Theo tôi, làm thép không phải là xuất khẩu được ngay, cần có thị trường và giá cả cạnh tranh. Hiện Trung Quốc vẫn đang dư thừa hơn 200 triệu tấn nên đang mang đi xuất khẩu với giá rất rẻ ở nhiều nước trên thế giới. Do đó, cả thế giới đang lo thép của Trung Quốc.
Như vậy, theo ông dự án này cần đàm bảo các yếu tố gì nếu cho phép triển khai?
- Họ là doanh nghiệp tư nhân nên họ có quyền đầu tư còn UBND tỉnh Ninh Thuận là tỉnh nghèo tôi cũng hoan nghênh các giải pháp và ưu đãi cho doanh nghiệp trong nước vào đầu tư.
Tuy nhiên, trước khi triển khai theo tôi phải xem xét kỹ lưỡng và cần có Hội đồng Quốc gia, thậm chí phải có cả chuyên gia tư vấn nước ngoài để làm rõ vấn đề về môi trường và các thiết bị công nghệ hiện đại như thế nào? Nếu thẩm định không kỹ càng thì chắc chắn sẽ tiếp tục có thảm họa. Formosa mới chỉ là ô nhiễm nước, chưa nói tới chất thải rắn và khí. Khí khi sản xuất bay lên thì sẽ như thế nào? Nếu xử lý khí không tốt, ngươi dân không trồng trọt được, đời sống dân cư như thế nào?
Thực tế, khí sản xuất thép rất độc bao gồm có Dioxin, Co, No, So…mưa xuống là mưa axit. Tất cả đều có tiêu chuẩn khống chế và từ 2007 chúng ta phải thực hiện theo tiêu chuẩn của thế giới đối với các loại khí này. Như vậy là còn nhiều vấn đề cần phải làm lắm trước khi phê duyệt cho một siêu dự án sản xuất thép.
Xin cảm ơn ông!
- Toàn bộ dự án tôi mới nghe rất sơ lược với 10 tỷ USD và công suất 16 triệu tấn/năm. Nếu là 10 tỷ USD thì đúng là số vốn quá lớn, vượt quá khả năng của một nhà đầu tư Việt Nam. Tuy nhiên, doanh nghiệp để thời gian triển khai rất dài tới 2030 thì tôi cho rằng cũng có thể HSG làm được.Tuy nhiên, có nhiều vấn đề người ta quan tâm về việc thép đang dư thừa và phải cạnh tranh với thép giá rẻ của Trung Quốc. Mặt khác, vấn đề đáng quan tâm nữa là về môi trường sau câu chuyện của Formosa, trong khi dự án được xây dựng ven biển và bên cạnh khu du lịch. Hoa Sen có hứa sẽ sử dụng công nghệ mới, mới như thế nào, ai duyệt cái mới đó. Có đúng mới không vì Hoa Sen không thể có chuyên môn như chúng tôi được. Thậm chí, chuyên gia trong nước có đủ đánh giá tác động môi trường khi một nhà máy lớn vào đầu tư tại ven biển hay không? Có phải thuê tư vấn nước ngoài không? Dự án có đặc thù về môi trường nên tôi đề nghị Bộ KHĐT, Bộ Công Thương, Bộ KHCN xem xét thận trọng.
Ông Phạm Chí Cường
Trong biên bản hợp tác giữa Hoa Sen và UBND tỉnh Ninh Thuận cũng có rất nhiều ưu đãi cho nhà đầu tư Hoa Sen trong đó việc đảm bảo cũng cấp 2500 – 3.000 m3 nước/ ngày đêm cho sản xuất thép ở vùng hạn hán theo ông có khả thi?- Tôi đã hỏi trực tiếp ông Chủ tịch Hoa Sen vấn đề này rằng: “Vùng đó hạn hán khủng khiếp, nhìn con cừu người gầy xác xơ đi ăn cỏ khô như trên sa mạc, lấy nước ở đâu để sản xuất thép”? Ông Chủ tịch Hoa Sen nói sẽ lấy nước biển để sản xuất. Tuy nhiên, nước biển là nước muối phải lọc như thế nào, xét về “bài toán” kinh tế có hiệu quả hay không thì phải trình ra. Còn UBND tỉnh Ninh Thuận hứa như vậy có khả thi không thì Nhà nước phải xem xét. Bởi vùng Ninh Thuận rất khô hạn, đào bao nhiêu giếng lên cũng khô cạn không đủ nước cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp thì lấy đâu ra nước. Mặt khác, nước mà có muối thì không thể dùng cho công nghệ được, vẫn phải có nước ngọt để tuần hoàn nước biển thì lấy đâu ra nước ngọt.
Hiện nay, công nghệ nước biển là dấu hỏi lớn cho nhà khoa học. Anh có thể làm được nhưng giá thành như thế nào và thực tế trên thế giới hiện nay chưa có một nước nào lọc nước biển để sản xuất luyện kim. Cái này đúng là khoa học viễn tưởng cho một khu công nghiệp và bài toán kinh tế lọc nước biển để làm luyện kim thì rất không khả thi.
Xét ở góc độ kinh tế, theo ông HSG có thể cạnh tranh với giá thép rất rẻ và tình trạng dư thừa cung thép của Trung Quốc?
- Đúng là ở thời điểm này thì tôi rất băn khoăn vì tất cả hiện nay đều dư thừa. Theo tổng kết của Hiệp hội Thép hiện trong nước mới sản xuất 60% công suất, giờ đầu tư thêm của HSG là tới 2030 nhưng đến thời điểm đó đã dùng hết những cái đang có chưa? Hiện nay, Việt Nam có nhiều loại thép như thép xây dựng có công suất trên 10 triệu tấn; thép cán nguội trên 3 triệu tấn; thép tôn tráng kẽm 4 triệu tấn; thép ống 2 triệu tấn…tất cả khoảng 20 triệu tấn nhưng nếu Formosa vào hoạt động là có thêm hơn 20 triệu tấn nữa, tức là gấp đôi sản lượng hiện có. Chưa kể Nghi Sơn đang tiếp tục đầu tư khu liên hợp khoảng 7 triệu tấn nữa….
Tôi nghĩ rằng, các Bộ chủ quản phải có quy hoạch tổng thể, quản lý giám sát chặt chẽ các dự án sản xuất thép.
Giải pháp của Hoa Sen là đưa cả thép đi xuất khẩu theo ông có khả thi?
- Theo tôi, làm thép không phải là xuất khẩu được ngay, cần có thị trường và giá cả cạnh tranh. Hiện Trung Quốc vẫn đang dư thừa hơn 200 triệu tấn nên đang mang đi xuất khẩu với giá rất rẻ ở nhiều nước trên thế giới. Do đó, cả thế giới đang lo thép của Trung Quốc.
Như vậy, theo ông dự án này cần đàm bảo các yếu tố gì nếu cho phép triển khai?
- Họ là doanh nghiệp tư nhân nên họ có quyền đầu tư còn UBND tỉnh Ninh Thuận là tỉnh nghèo tôi cũng hoan nghênh các giải pháp và ưu đãi cho doanh nghiệp trong nước vào đầu tư.
Tuy nhiên, trước khi triển khai theo tôi phải xem xét kỹ lưỡng và cần có Hội đồng Quốc gia, thậm chí phải có cả chuyên gia tư vấn nước ngoài để làm rõ vấn đề về môi trường và các thiết bị công nghệ hiện đại như thế nào? Nếu thẩm định không kỹ càng thì chắc chắn sẽ tiếp tục có thảm họa. Formosa mới chỉ là ô nhiễm nước, chưa nói tới chất thải rắn và khí. Khí khi sản xuất bay lên thì sẽ như thế nào? Nếu xử lý khí không tốt, ngươi dân không trồng trọt được, đời sống dân cư như thế nào?
Thực tế, khí sản xuất thép rất độc bao gồm có Dioxin, Co, No, So…mưa xuống là mưa axit. Tất cả đều có tiêu chuẩn khống chế và từ 2007 chúng ta phải thực hiện theo tiêu chuẩn của thế giới đối với các loại khí này. Như vậy là còn nhiều vấn đề cần phải làm lắm trước khi phê duyệt cho một siêu dự án sản xuất thép.
Xin cảm ơn ông!
EmoticonEmoticon