Selasa, 06 September 2016

Trung Quốc "tím mặt" vì bị Obama cảnh cáo ngay trên sân nhà

Tags

(VnMedia) - Dù đang là khách giữa thủ đô Bắc Kinh, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã không ngại ngần tung cảnh báo sắc lạnh nhằm vào nước chủ nhà, theo đó ông tuyên bố Trung Quốc sẽ phải gánh chịu “hậu quả” nếu tiếp tục hành xử hung hăng ở Biển Đông.
Tổng thống Obama và Chủ tịch Tập Cận Bình
Tổng thống Obama và Chủ tịch Tập Cận Bình
Biển Đông đang là một trong những vấn đề nóng bỏng gây chia rẽ hàng đầu trong quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc. Washington đang quyết liệt ngăn chặn tham vọng độc chiếm Biển Đông của Bắc Kinh.
Ngày hôm qua (5/9), Tổng thống Obama đã đưa ra một lời cảnh báo nghiêm khắc đối với những hành động cư xử không đúng của Trung Quốc ở Biển Đông, nói rằng sẽ có “hậu quả” nếu Bắc Kinh tiếp tục không chịu từ bỏ lập trường hung hăng, hiếu chiến, khiến các nước láng giềng xung quanh lo ngại.
Chính quyền của Tổng thống Barack Obama cáo buộc Trung Quốc cố tình hành xử theo một cách thức đi ngược lại với luật pháp quốc tế và tìm cách phá hoại sự ổn định trong khu vực khi Bắc Kinh áp dụng một lập trường ngày càng hung hăng ở Biển Đông. Cách đây không lâu, một tờ báo chính thống của Trung Quốc thậm chí còn tuyên bố Australia là “mục tiêu lý tưởng để tấn công” đồng thời đe dọa chiến tranh với Nhật Bản nếu nước này tham gia vào cuộc tập trận tự do hàng hải với Mỹ ở Biển Đông.
"Ở nơi chúng ta thấy có sự vi phạm luật pháp và các tiêu chuẩn quốc tế như chúng ta chứng kiến trong một số trường hợp ở Biển Đông hoặc trong một số hành vi của họ liên quan đến chính sách kinh tế, chúng ta cần phải kiên quyết. Và như tôi đã ra dấu hiệu cho họ về việc sẽ có hậu quả cho điều đó”, Tổng thống Obama cảnh báo.
Lời đe dọa trên được Tổng thống Mỹ Obama đưa ra bất chấp việc Bắc Kinh yêu cầu không đả động gì đến vấn đề Biển Đông tại hội nghị thượng đỉnh G-20.
Biển Đông đang là nơi chứng kiến những cuộc tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải gay gắt giữa Trung Quốc với 4 quốc gia Đông Nam Á gồm Philippines, Việt Nam, Brunei, Malaysia, và Vùng lãnh thổ Đài Loan. Biển Đông là một trong những vùng biển quan trọng nhất thế giới bởi nó chứa các tuyến đường hàng hải sống còn. Đồng thời Biển Đông còn được cho là chứa đựng một trữ lượng tài nguyên thiên nhiên hấp dẫn, đặc biệt là dầu mỏ. Chính vì thế, Trung Quốc có tham vọng độc chiếm Biển Đông.
Trung Quốc gần đây đã và đang đẩy mạnh các hoạt động bồi đắp, cải tạo và xây dựng hàng loạt đảo nhân tạo và các công trình trái phép trên Biển Đông. Hoạt động bồi đắp làm thay đổi thế nguyên trạng ở Biển Đông của Trung Quốc hiện nay đang gây ra sự lo ngại, bất bình rất lớn trong khu vực nói riêng và cộng đồng thế giới nói chung. Trong thời gian qua, Trung Quốc đã vấp phải sự phản đối, đối phó và đáp trả một cách quyết liệt và mạnh mẽ chưa từng có của các nước láng giềng cũng như của các cường quốc lớn trên thế giới.
Điều gây quan ngại hơn nữa là những công trình mà Trung Quốc đang cấp tập xây dựng trái phép ở Biển Đông có khả năng được dùng cho mục đích quân sự. Động thái của Trung Quốc được tin là một bước tiến dài táo tợn để nước này tiến tới tham vọng độc chiếm Biển Đông.
Tuy nhiên, mới đây, Trung Quốc đã phải hứng chịu một “đòn giáng” pháp lý nặng nề khi Tòa án Trọng tài Thường trực ở the Hague ra phán quyết chính thức bác bỏ đường 9 đoạn hay còn gọi là đường lưỡi bò của Trung Quốc. Bắc Kinh dựa vào yêu sách đường 9 đoạn để đòi chủ quyền với gần như toàn bộ Biển Đông. Phán quyết của tòa án quốc tế khiến Trung Quốc sục sôi tức giận, tuyên bố không chấp nhận. Cộng đồng quốc tế và các nước liên quan đang gây sức ép đòi Bắc Kinh phải tuân thủ nghiêm túc phán quyết này.
Trung Quốc đã rất hài lòng khi thuyết phục được Philippines không đưa vấn đề phán quyết Biển Đông của Tòa án Trọng tài Thường trực ở the Hague ra hội nghị thượng đỉnh G-20. Philippines là nước có liên quan trực tiếp đến phán quyết. Manila tuyên bố muốn mở cơ hội cho đàm phán song phương giữa hai nước Trung Quốc và Philippines về vấn đề tranh chấp Biển Đông. Mặc dù vậy, Tổng thống Philippines cũng cảnh báo sẵn sàng lao vào một cuộc xung đột đẫm máu với Trung Quốc nếu nước này tìm cách xâm chiếm bãi cạn Scarborough.
Kiệt Linh (tổng hợp)

Artikel Terkait


EmoticonEmoticon