Tám mẫu nước mắm đã được Báo Lao Động gửi đi xét nghiệm ngày 12.9.
Chưa bao giờ, “cuộc chiến” giữa nước mắm công nghiệp và nước mắm truyền thống lại bị đẩy lên cao trào như hiện nay, nhất là sau công bố được cho là đầy gượng gạo của Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas) về hàm lượng arsen trong nước mắm ngày 15.10. Hơn lúc nào hết, mỗi người tiêu dùng nên tự trang bị kiến thức cho mình để trở nên thông thái.
- Gần 70% mẫu nước mắm chứa thạch tín cao quá mức cho phép
- Kết luận nước mắm nhiễm Arsen vượt ngưỡng là vội vàng
- Gần 70% nước mắm nhiễm thạch tín vượt ngưỡng
- Việc Vinastas công bố nước mắm nhiễm thạch tín là không đúng thẩm quyền
- Sau công bố gây sốc “67,3% nước mắm nhiễm Arsen vượt ngưỡng“: Hội Bảo vệ người tiêu dùng nói gì?
Loay hoay giữa “ma trận” nước mắm
Đó chính xác là cảm giác của hầu hết các bà nội trợ mỗi lần muốn tìm mua một chai nước mắm. Một cuộc khảo sát nhanh của PV Báo Lao Động với 9 người phụ nữ có mặt ở gian hàng nước mắm tại siêu thị Vinmart Văn Quán (Hà Đông, Hà Nội) thì 7 người nói rằng do quá nhiều thương hiệu nên họ nhắm mắt lựa chọn theo… quảng cáo.
“Nhiều thế biết chọn làm sao. Tôi thấy sản phẩm này quảng cáo nhiều nên mua về dùng thử, thấy cũng được nên cứ dùng mãi”, chị Hải Anh vừa nhặt chai nước mắm nhãn hiệu N cho vào giỏ vừa nói với PV. Tuy nhiên có một thực tế, không một ai trong 9 người phân biệt được đâu là nước mắm công nghiệp, đâu là nước mắm truyền thống. Họ chỉ biết phân biệt theo… giá. “Tôi thấy có một nguyên tắc, nước mắm độ đạm càng cao thì càng đắt, ăn càng ngọt, nên tôi nghĩ nó tốt”, chị Hải Anh cho biết thêm.
Theo Tổng cục Thống kê, người dân Việt Nam mỗi năm tiêu thụ hơn 200 triệu lít nước mắm với tổng doanh thu khoảng 7.200 - 7.500 tỉ đồng. Còn theo số liệu của Tập đoàn Nghiên cứu thị trường Euromonitor, thì quy mô thị trường nước mắm năm 2015 lên đến 11.300 tỉ đồng, trong đó nước mắm công nghiệp chiếm 76% và nước mắm truyền thống chỉ đạt 24% thị phần. Với thị phần chi phối, nước mắm công nghiệp có mặt tại khắp các ngang cùng ngõ hẻm với hàng trăm nhãn hàng khác nhau đang nhăm nhe tấn công gian bếp của mọi gia đình Việt. Quan sát từ thực tế của PV cũng cho các kết quả tương tự. Tức là, nước mắm công nghiệp đang chiếm thế thượng phong.
Trao đổi với PV Báo Lao Động, tiến sĩ Nguyễn Trung Sơn - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật thương mại, một chuyên gia về sinh hóa cho biết, nước mắm được định nghĩa là sản phẩm của quá trình lên men hỗn hợp cá với muối, có thể gồm một số thành phần khác thêm vào để hỗ trợ cho quá trình lên men và các yêu cầu quản lý có liên quan. Trong đó cá phải là cá tươi, có chất lượng phù hợp; Muối là muối ăn còn nước cũng phải tuân theo Quyết định 1329/2002/BYT/QĐ về Tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống.
Nói về sự khác biệt lớn nhất giữa nước mắm truyền thống và nước mắm công nghiệp, vị TS cho biết: Nước mắm truyền thống thì mất cả năm ủ ròng, còn nước mắm công nghiệp là sản phẩm từ pha chế, có khi “sáng mới pha, chiều đã bán”.
Kết quả xét nghiệm 1 mẫu nước mắm có độ đạm 60 nhưng hàm lượng arsen lại chỉ có 0.002 mg/l. |
Quan sát các chai nước mắm được PV lựa chọn ngẫu nhiên từ siêu thị rồi mang đến, TS Sơn chỉ ra ngay bất cập đầu tiên trên một số chai nước mắm không đề rõ hàm lượng mà chỉ ghi chung chung thành phần gồm “tinh cốt cá cơm” hoặc “hương cá”. “Việc một sản phẩm không đề rõ hàm lượng bao nhiêu là cách đánh đố người tiêu dùng. Nếu chỉ ghi có “tinh cốt cá cơm” thì một giọt cũng coi như đã có rồi. Mà rõ ràng theo định nghĩa trên thì cá phải là thành phần chính trong nước mắm”, vị TS nói.
Bên cạnh đó, nhìn vào cả tá thành phẩm chứa bên trong các chai nước mắm được PV mang tới, TS Sơn cũng cho biết thêm: Cả chục thành phần thế này thì sao gọi là nước mắm được nữa, nên gọi đúng tên của nói là nước chấm.
Nước mắm công nghiệp không có gì xấu
Cũng phân tích về nước mắm truyền thống và nước mắm công nghiệp, PGS - TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm - Đại học Bách khoa Hà Nội) cho biết: “Vì không có định nghĩa rõ ràng bằng mô tả, văn bản nên tôi có thể nói như thế này.
Họ đánh bắt cá về, làm sạch, không moi ruột gan, cho muối vào trộn lẫn cá. Sau đó cho cá và muối này vào ang, chum sành, hoặc bể gọi là trượp. Nhờ có enzim trong ruột cá, nó sẽ thủy phân cá đó thành một cái dịch chứa axit amin từ thịt cá. Hàm lượng enzim không cao nên phải rất lâu, thịt cá mới bị thủy phân. Những con cá nhỏ thì kích thước nhỏ thì quá trình trượp nhanh hơn. Tuy nhiên, cá dễ bị hư hỏng, để có khả năng bảo vệ, người ta cho cực kỳ nhiều muối để chống các vi sinh vật tác động vào, vì cá đầy vi khuẩn, thậm chí cả ký sinh trùng nữa. Điều này tạo nên nhược điểm là nước mắm rất mặn. Mặn nhưng lại rất thơm, đặc trưng của nước mắm. Nên người ta rất ưa dùng. Nước mắm từ cá đặc trưng như cá cơm, cá trích, cá thu thì rất ngon. Yếu điểm là mặn và độ đạm không cao.
Dần dà các nhà nghiên cứu thấy bản chất của nước mắm chính là hoạt động của enzim, người ta bổ sung enzim từ ngoài do con người đưa vào, thì cá được thủy phân nhanh hơn rất nhiều. Chỉ mất khoảng 3 tháng, 6 tháng đã trượp xong nước mắm rồi.
Nước mắm sử dụng enzim do con người tạo ra, do máy móc công nghiệp tạo ra, gọi là nước mắm công nghiệp. Đó là bước khởi đầu. Nước mắm này không khác gì nước mắm truyền thống nhưng có nhược điểm là mùi không thơm, dù hàm lượng axit amin cao. Họ tìm cách khắc phục, không có mùi nên nó bổ sung thêm mùi, chỉ cần chứng minh là an toàn, không độc hại thì cho vào. Đó là hương liệu.
Tiến một bước nữa, người ta thấy cho enzim vào vẫn lâu nên người ta vẫn cho sản xuất nước mắm nhưng họ tách thịt cá ra, thu được thịt cá hoặc dùng một số loại protein từ các loại động vật khác thủy phân luôn, tạo ra một thứ dịch chứa lượng axit amin rất cao, rất ngon, nhưng không có mùi nước mắm. Sau đó, người ta lấy nước mắm truyền thống, triết ra, trộn với dịch thủy phân này, cho hương liệu vào. Như vậy, nước mắm truyền thống rất mặn thì đã được pha loãng ra, độ đạm rất cao.
Một gian hàng bán nước mắm tại siêu thị. |
Loại này gọi là nước mắm công nghiệp. Không có gì xấu cả, rất tốt. Vẫn ngon, tự nhiên, thơm, không độc hại.
Như vậy tôi có thể kết luận nước mắm gồm 2 loại chính thức là nước mắm truyền thống và nước mắm công nghiệp. Nước mắm được thủy phân từ động vật, chủ yếu là cá. Loại nước mắm công nghiệp tiến bộ hơn, thể hiện sự vào cuộc của các nhà khoa học, đưa ứng dụng khoa học vào cuộc sống để nâng cao chất lượng của nước mắm.
Loại thứ 3 là nước mắm pha chế dởm. Họ dùng một số chất có màu, mùi, vị tương tự nước mắm để pha trộn nước mắm. Sau đó trộn với một ít nước mắm. Loại này có độ đạm rất thấp. Loại này không được coi là nước mắm, gọi là nước chấm. Đó là việc làm của những tư thương gian xảo. Đây là loại là gian lận, cần phải bài trừ. Làm cho người dân không được hưởng thụ tinh hoa của ngành nước mắm Việt Nam.
Đánh giá về 95,65% số mẫu khảo sát có độ đạm từ 40 độ trở lên được đánh giá có hàm lượng thạch tín vượt ngưỡng quy định, PGS Thịnh bức xúc: “Lượng cá nhiều thì axit amin nhiều, hàm lượng axit amin nhiều thì arsen càng cao. Đó là tất nhiên. Nói thế sẽ làm người ta quay lưng lại với nước mắm truyền thống. Ngành nước mắm từ nay cho đến mức thanh minh được thì đã bị thiệt hại nặng nề rồi, không bán được nữa rồi.
Nước mắm có hàm lượng đạm cao là điều người dân đang hướng tới, như thế là dội vào đầu người ta một gáo nước lạnh. Ảnh hưởng đến nhà sản xuất nước mắm cao đạm. Cái công bố đó đưa ra có phải để cảnh báo với người tiêu dùng hay không? Không. Chỉ làm người dân tăng hoang mang, không hiểu, nghi ngại. Còn các doanh nghiệp nước mắm chịu trận. Đây là cách nói lập lờ, nguy hiểm cho người tiêu dùng”.
“Tôi xin khẳng định là Logic đó không đúng. Vì cá nhiều thì arsen hữu cơ phải nhiều. Không hiểu vô tình hay có chủ đích mà lại đưa ra câu kết luận như vậy. Nếu có chủ đích thì rất đáng phê phán”.
Mẹo thử nước mắm ngonLiên quan đến “cuộc nội chiến” khốc liệt này, trên mạng xã hội thời gian gần đây cũng xuất hiện các mẹo thử nước mắm đã được nhiều người áp dụng và “gật gù” khen hay. Theo đó, để biết nước mắm có ngon hay không, chúng ta chỉ cần thả vài hạt cơm nguội vào bát nước mắm. Nếu hạt cơm nổi là mắm tốt. Cách thứ 2, dốc ngược chai nước mắm và quan sát, nếu nước mắm không nổi bọt khí lăn tăn hoặc không cặn váng cũng là nước mắm tốt.
Mẹo thử nước mắm ngon
Liên quan đến “cuộc nội chiến” khốc liệt này, trên mạng xã hội thời gian gần đây cũng xuất hiện các mẹo thử nước mắm đã được nhiều người áp dụng và “gật gù” khen hay. Theo đó, để biết nước mắm có ngon hay không, chúng ta chỉ cần thả vài hạt cơm nguội vào bát nước mắm. Nếu hạt cơm nổi là mắm tốt. Cách thứ 2, dốc ngược chai nước mắm và quan sát, nếu nước mắm không nổi bọt khí lăn tăn hoặc không cặn váng cũng là nước mắm tốt.
Vinastas công bố nước mắm chứa asen vượt ngưỡng là trái luậtTheo luật sư Trương Thanh Đức - Chủ tịch HĐTV Cty luật Basico: “Việc Vinastas công bố những thông tin nước mắm chứa asen vượt ngưỡng là có phần trái luật”.Theo ông Đức, thẩm quyền công bố những thông tin này là cơ quan quản lý nhà nước, cụ thể là Bộ Y tế. KHÁNH LINH
'Vụ nước mắm nhiễm asen': Có dấu hiệu câu kết bất lương
(PLO)- Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn đã có cuộc trao đổi về vụ “nước mắm chứa thạch tín vượt ngưỡng” và trách nhiệm của báo chí.
(PLO)- Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn đã có cuộc trao đổi về vụ “nước mắm chứa thạch tín vượt ngưỡng” và trách nhiệm của báo chí.
'Nghi ngờ có kẻ muốn giết chết nước mắm truyền thống'
Công bố nước mắm nhiễm asen: Vinastas vi phạm pháp luật
Vinastas có mập mờ vụ thạch tín trong nước mắm?
Công bố của Vinastas về nước mắm gây hoang mang
. Vừa qua Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng (Vinastas) đã công bố thông tin về 67% mẫu nước mắm do hội này khảo sát bị nhiễm asen vượt mức cho phép. Thông tin này được đồng loạt báo đăng, phát trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng, như có người nói, đã tạo thành một “chiến dịch truyền thông gây sợ hãi”. Bộ trưởng nhận xét gì về sự cố truyền thông này?
+ Đúng là một sự cố truyền thông không bình thường, tôi theo dõi rất kỹ.Trước hết cần chú ý nội dung mập mờ mà Vinastas công bố trong “Thông cáo báo chí” của họ. Sau khi nêu: “Đặc biệt, có khoảng 67% mẫu không đạt chỉ tiêu asen tổng theo quy định của Bộ Y tế. Tuy nhiên khi thử nghiệm 20 mẫu trong số các mẫu khảo sát có asen tổng vượt ngưỡng quy định thì đều không phát hiện asen vô cơ”.Mặc dù vậy, họ không hề giải thích giữa hai loại asen hữu cơ và vô cơ loại nào là độc hại loại nào là không độc hại, để liền theo đó kết luận: “Theo quy định QCVN 8-2: 2011/BYT, hàm lượng asen (thạch tín) cho phép có trong sản phẩm nước chấm tối đa là 1,0 mg/lít. Tuy nhiên kết quả thử nghiệm asen tổng cho thấy 101/150 mẫu khảo sát (chiếm 67,33%) không đạt quy định của QCVN này”.Họ còn nhấn mạnh “các mẫu nước mắm có độ đạm càng cao, tỉ lệ mẫu có hàm lượng asen tổng vượt ngưỡng quy định càng tăng” nhằm ám chỉ sự độc hại của nước mắm truyền thống.Thông tin này đã nhanh chóng được lan truyền trên các phương tiện truyền thông với tần số dày đặc. Ai cũng biết thạch tín là một chất cực độc, thường được sử dụng làm thuốc diệt chuột, nên sự sợ hãi, hoang mang đối với nước mắm bao trùm lên người tiêu dùng. Nếu không xóa tan nỗi sợ hãi này thì ngành sản xuất nước mắm truyền thống đứng trước nguy cơ bị phá sản hàng loạt.Cần biết, QCVN 8-2:2011/BYT là “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm” được ban hành theo Thông tư số 02/2011/TT/BYT ngày 13-01-2011 của Bộ Y tế. Bản quy chuẩn này “giới hạn lượng ăn vào hàng tuần có thể chấp nhận tạm thời” tính theo mg/kg thể trọng đối với sáu thứ kim loại nặng, trong đó có asen (As) nhưng bản quy chuẩn có ghi rõ là tính theo asen vô cơ, từ đó quy định giới hạn ô nhiễm sáu thứ kim loại nặng trong thực phẩm, trong đó giới hạn asen trong nước chấm là 1 mg/lít.Như vậy là bản quy chuẩn chỉ có quy định giới hạn về asen vô cơ, không có quy định về asen hữu cơ hay “asen tổng” như Vinastas tự đặt ra.Asen vô cơ mới chính là thạch tín độc hại, còn asen hữu cơ là chất tồn tại tự nhiên trong hải sản hay các nguyên liệu làm nước chấm, không độc hại gì đối với cơ thể con người, vì vậy mà không quy định giới hạn. Ngay cả những nước rất chặt chẽ về an toàn thực phẩm như châu Âu hay Mỹ cũng không quy định giới hạn asen hữu cơ.Kết quả khảo sát của Vinastas về thạch tín trong nước mắm, nếu công bố một cách trung thực thì phải công bố các mẫu nước mắm được khảo sát không nhiễm thạch tín theo QCVN 8-2:2011/BYT mới chính xác, nhưng họ đã không làm như vậy.Về động cơ, sự tùy tiện và sai phạm của những người tổ chức khảo sát và công bố thông tin, liệu có ai đứng đằng sau điều khiển việc đó, đề nghị các cơ quan chức năng sẽ điều tra làm rõ. Ở đây tôi chỉ nói về trách nhiệm của các cơ quan báo chí và các nhà báo.Điều tôi nói trên đây về bản quy chuẩn, bất cứ phóng viên nào viết về an toàn thực phẩm đều nhất định phải biết, chẳng cần đến sự chỉ dẫn của các nhà chuyên môn, bởi vì phóng viên viết về lĩnh vực nào đều phải có kiến thức nền về lĩnh vực đó.Trong trường hợp này, phóng viên phải nhận ra ngay sự mập mờ trong bản “Thông cáo báo chí” của Vinastas và lẽ ra họ phải lập tức đối chiếu bản QCVN 8-2:2011/BYT, xem trong đó quy định những gì, việc này chỉ cần chưa tới năm phút tra cứu. Nếu phóng viên cẩu thả thì biên tập viên nhất định phải làm điều đó.Một thông tin liên quan đến tâm trạng của hàng chục triệu người (tiêu dùng nước mắm) và công ăn việc làm của hàng chục vạn người (sản xuất nước mắm) mà được đưa một cách cẩu thả không kiểm soát, xin nói thẳng là cơ quan báo chí đó liệu có đáng được công chúng tin cậy?Đó là giả định những cơ quan báo chí và các nhà báo đưa tin trên là lương thiện, chỉ cẩu thả và thiếu chuyên nghiệp mà thôi. Còn việc nếu có sự câu kết để cố ý tạo thành một chiến dịch truyền thông lấy người tiêu dùng làm “con tin” nhằm làm lợi cho doanh nghiệp này gây hại cho doanh nghiệp kia thì trở thành một vấn đề khác. Đó không chỉ là sự bất lương mà còn vi phạm pháp luật.* Có nghĩa là Bộ trưởng đã nhận ra sự câu kết bất lương này ?+ Có dấu hiệu. Vì ở đây có sự bất thường. Bất thường ở chỗ, cùng một sự kiện mà một loạt cơ quan báo chí đều cẩu thả và thiếu chuyên nghiệp hệt như nhau, thậm chí việc rút tít bản tin cũng na ná như nhau.Một bài báo, một bản tin viết sai sự thật không phải là cá biệt trong làng báo nước ta, nhưng người đọc bình thường rất dễ nhận ra cái sai nào do trình độ, do sự cẩu thả và cái sai nào do cố ý, thậm chí họ còn dễ dàng nhận ra sự dối trá trong những cái “không sai” nhưng sự thật bị cắt xén, bị che giấu.Người đọc bình thường cũng dễ nhận ra đâu là cái sai do “tai nạn nghề nghiệp” của một nhà báo riêng lẻ, đâu là sự dối trá hùa theo đám đông có chủ đích. Cơ quan quản lý truyền thông lẽ nào lại không nhận ra những điều mà người đọc bình thường cũng dễ nhận ra. Nhưng cơ quan quản lý của Nhà nước không kết luận dựa vào trực giác, dựa vào sự suy diễn cảm tính. Phải điều tra mới ra chứng cứ để kết luận.. Thưa Bộ trưởng, một số nhà chuyên môn về an toàn thực phẩm đã lên tiếng trên các phương tiện thông tin đại chúng khẳng định sự vô hại của asen hữu cơ. Nhiều báo cũng bắt đầu phản bác lại thông tin của Vinastas. Có vẻ như thông tin đang bị đảo ngược?+ Vấn đề là sự đồng loạt của thông tin ban đầu. Như tôi đã nói, nếu như các cơ quan báo chí đưa thông tin ban đầu đó không cẩu thả hoặc cố tình bẻ cong sự thật thì đã không có sự lan truyền tai hại như vậy. Sự phản bác của các nhà chuyên môn và những bài phân tích ngược lại sau đó của một số báo, đối với công chúng chỉ là sự tranh cãi, “phản biện”, đúng sai chưa ngã ngũ, bởi vậy không đủ tác dụng đảo ngược thông tin.Tôi còn nghe nói có thể những người tổ chức chiến dịch truyền thông này bảo với nhau rằng chỉ cần thông tin ban đầu đó tồn tại trên báo điện tử vài ngày, sau đó dù có bị gỡ bỏ thì cũng đã đạt được mục đích gây sợ. Bởi vậy, dù sai phạm đã thấy như tôi nói ở trên, nhưng các cơ quan Nhà nước có liên quan cần điều tra làm rõ động cơ, truy ra sự câu kết, xác định mức độ sai phạm và hậu quả của sai phạm để xử lý nghiêm minh và thông báo đồng loạt trên các phương tiện thông tin đại chúng.Chỉ đến khi ấy mới thực sự xóa tan được nỗi hoang mang, sợ hãi của người dân, mới cứu được ngành sản xuất nước mắm truyền thống thoát khỏi cơn điêu đứng.. Nhiều người cho rằng đang có một “cuộc chiến” giữa các doanh nghiệp sản xuất nước mắm công nghiệp và các doanh nghiệp sản xuất nước mắm truyền thống và một bộ phận truyền thông cũng đang chia thành hai phe, phe nào cũng “ăn tiền” doanh nghiệp. Bộ trưởng có ý kiến gì về chuyện này?+ Tôi cũng nghe như vậy nhưng không nên kết luận tùy tiện. Nước mắm công nghiệp hay nước mắm truyền thống, nếu bảo đảm những điều kiện về an toàn thực phẩm, đều là những sản phẩm hàng hóa hợp pháp đáp ứng những khẩu vị khác nhau của người tiêu dùng.Các doanh nghiệp có quyền cạnh tranh lành mạnh để phát triển trong khuôn khổ của Luật Cạnh tranh. Cũng như đối với các sản phẩm khác, việc thông tin trung thực, khách quan về chất lượng nước mắm công nghiệp hay nước mắm truyền thống là điều bình thường của báo chí, không nên suy diễn báo chí hễ khen hay chê đều “ăn tiền” doanh nghiệp.Các nhà báo chính trực khen ai thì khen đúng, chê ai thì chê đúng. Các bạn có thể yên tâm, công chúng không bao giờ nhầm lẫn, cơ quan quản lý báo chí cũng không nhầm lẫn. “Mùi vị” tiêu cực trong làng báo là dễ phát hiện nhất, và như dân gian thường nói, cây kim trong bọc trước sau gì cũng lòi ra.Bộ Thông tin và Truyền thông đang phối hợp với các cơ quan chủ quản báo chí quyết làm trong sạch đội ngũ những người làm báo để bảo vệ sự trong sáng và niềm tự hào của đội ngũ những người làm báo chân chính, trong đó có việc loại bỏ những phần tử lạm dụng quyền tự do báo chí, bẻ cong ngòi bút để tiếp tay cho các thủ đoạn cạnh tranh không lành mạnh của một bộ phận doanh nghiệp hoặc phục vụ các “nhóm lợi ích” một cách phi pháp.. Xin cám ơn Bộ trưởng.LƯU NGUYỄN
. Vừa qua Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng (Vinastas) đã công bố thông tin về 67% mẫu nước mắm do hội này khảo sát bị nhiễm asen vượt mức cho phép. Thông tin này được đồng loạt báo đăng, phát trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng, như có người nói, đã tạo thành một “chiến dịch truyền thông gây sợ hãi”. Bộ trưởng nhận xét gì về sự cố truyền thông này?
+ Đúng là một sự cố truyền thông không bình thường, tôi theo dõi rất kỹ.
Trước hết cần chú ý nội dung mập mờ mà Vinastas công bố trong “Thông cáo báo chí” của họ. Sau khi nêu: “Đặc biệt, có khoảng 67% mẫu không đạt chỉ tiêu asen tổng theo quy định của Bộ Y tế. Tuy nhiên khi thử nghiệm 20 mẫu trong số các mẫu khảo sát có asen tổng vượt ngưỡng quy định thì đều không phát hiện asen vô cơ”.
Mặc dù vậy, họ không hề giải thích giữa hai loại asen hữu cơ và vô cơ loại nào là độc hại loại nào là không độc hại, để liền theo đó kết luận: “Theo quy định QCVN 8-2: 2011/BYT, hàm lượng asen (thạch tín) cho phép có trong sản phẩm nước chấm tối đa là 1,0 mg/lít. Tuy nhiên kết quả thử nghiệm asen tổng cho thấy 101/150 mẫu khảo sát (chiếm 67,33%) không đạt quy định của QCVN này”.
Họ còn nhấn mạnh “các mẫu nước mắm có độ đạm càng cao, tỉ lệ mẫu có hàm lượng asen tổng vượt ngưỡng quy định càng tăng” nhằm ám chỉ sự độc hại của nước mắm truyền thống.
Thông tin này đã nhanh chóng được lan truyền trên các phương tiện truyền thông với tần số dày đặc. Ai cũng biết thạch tín là một chất cực độc, thường được sử dụng làm thuốc diệt chuột, nên sự sợ hãi, hoang mang đối với nước mắm bao trùm lên người tiêu dùng. Nếu không xóa tan nỗi sợ hãi này thì ngành sản xuất nước mắm truyền thống đứng trước nguy cơ bị phá sản hàng loạt.
Cần biết, QCVN 8-2:2011/BYT là “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm” được ban hành theo Thông tư số 02/2011/TT/BYT ngày 13-01-2011 của Bộ Y tế. Bản quy chuẩn này “giới hạn lượng ăn vào hàng tuần có thể chấp nhận tạm thời” tính theo mg/kg thể trọng đối với sáu thứ kim loại nặng, trong đó có asen (As) nhưng bản quy chuẩn có ghi rõ là tính theo asen vô cơ, từ đó quy định giới hạn ô nhiễm sáu thứ kim loại nặng trong thực phẩm, trong đó giới hạn asen trong nước chấm là 1 mg/lít.
Như vậy là bản quy chuẩn chỉ có quy định giới hạn về asen vô cơ, không có quy định về asen hữu cơ hay “asen tổng” như Vinastas tự đặt ra.
Asen vô cơ mới chính là thạch tín độc hại, còn asen hữu cơ là chất tồn tại tự nhiên trong hải sản hay các nguyên liệu làm nước chấm, không độc hại gì đối với cơ thể con người, vì vậy mà không quy định giới hạn. Ngay cả những nước rất chặt chẽ về an toàn thực phẩm như châu Âu hay Mỹ cũng không quy định giới hạn asen hữu cơ.
Kết quả khảo sát của Vinastas về thạch tín trong nước mắm, nếu công bố một cách trung thực thì phải công bố các mẫu nước mắm được khảo sát không nhiễm thạch tín theo QCVN 8-2:2011/BYT mới chính xác, nhưng họ đã không làm như vậy.
Về động cơ, sự tùy tiện và sai phạm của những người tổ chức khảo sát và công bố thông tin, liệu có ai đứng đằng sau điều khiển việc đó, đề nghị các cơ quan chức năng sẽ điều tra làm rõ. Ở đây tôi chỉ nói về trách nhiệm của các cơ quan báo chí và các nhà báo.
Điều tôi nói trên đây về bản quy chuẩn, bất cứ phóng viên nào viết về an toàn thực phẩm đều nhất định phải biết, chẳng cần đến sự chỉ dẫn của các nhà chuyên môn, bởi vì phóng viên viết về lĩnh vực nào đều phải có kiến thức nền về lĩnh vực đó.
Trong trường hợp này, phóng viên phải nhận ra ngay sự mập mờ trong bản “Thông cáo báo chí” của Vinastas và lẽ ra họ phải lập tức đối chiếu bản QCVN 8-2:2011/BYT, xem trong đó quy định những gì, việc này chỉ cần chưa tới năm phút tra cứu. Nếu phóng viên cẩu thả thì biên tập viên nhất định phải làm điều đó.
Một thông tin liên quan đến tâm trạng của hàng chục triệu người (tiêu dùng nước mắm) và công ăn việc làm của hàng chục vạn người (sản xuất nước mắm) mà được đưa một cách cẩu thả không kiểm soát, xin nói thẳng là cơ quan báo chí đó liệu có đáng được công chúng tin cậy?
Đó là giả định những cơ quan báo chí và các nhà báo đưa tin trên là lương thiện, chỉ cẩu thả và thiếu chuyên nghiệp mà thôi. Còn việc nếu có sự câu kết để cố ý tạo thành một chiến dịch truyền thông lấy người tiêu dùng làm “con tin” nhằm làm lợi cho doanh nghiệp này gây hại cho doanh nghiệp kia thì trở thành một vấn đề khác. Đó không chỉ là sự bất lương mà còn vi phạm pháp luật.
* Có nghĩa là Bộ trưởng đã nhận ra sự câu kết bất lương này ?
+ Có dấu hiệu. Vì ở đây có sự bất thường. Bất thường ở chỗ, cùng một sự kiện mà một loạt cơ quan báo chí đều cẩu thả và thiếu chuyên nghiệp hệt như nhau, thậm chí việc rút tít bản tin cũng na ná như nhau.
Một bài báo, một bản tin viết sai sự thật không phải là cá biệt trong làng báo nước ta, nhưng người đọc bình thường rất dễ nhận ra cái sai nào do trình độ, do sự cẩu thả và cái sai nào do cố ý, thậm chí họ còn dễ dàng nhận ra sự dối trá trong những cái “không sai” nhưng sự thật bị cắt xén, bị che giấu.
Người đọc bình thường cũng dễ nhận ra đâu là cái sai do “tai nạn nghề nghiệp” của một nhà báo riêng lẻ, đâu là sự dối trá hùa theo đám đông có chủ đích. Cơ quan quản lý truyền thông lẽ nào lại không nhận ra những điều mà người đọc bình thường cũng dễ nhận ra. Nhưng cơ quan quản lý của Nhà nước không kết luận dựa vào trực giác, dựa vào sự suy diễn cảm tính. Phải điều tra mới ra chứng cứ để kết luận.
. Thưa Bộ trưởng, một số nhà chuyên môn về an toàn thực phẩm đã lên tiếng trên các phương tiện thông tin đại chúng khẳng định sự vô hại của asen hữu cơ. Nhiều báo cũng bắt đầu phản bác lại thông tin của Vinastas. Có vẻ như thông tin đang bị đảo ngược?
+ Vấn đề là sự đồng loạt của thông tin ban đầu. Như tôi đã nói, nếu như các cơ quan báo chí đưa thông tin ban đầu đó không cẩu thả hoặc cố tình bẻ cong sự thật thì đã không có sự lan truyền tai hại như vậy. Sự phản bác của các nhà chuyên môn và những bài phân tích ngược lại sau đó của một số báo, đối với công chúng chỉ là sự tranh cãi, “phản biện”, đúng sai chưa ngã ngũ, bởi vậy không đủ tác dụng đảo ngược thông tin.
Tôi còn nghe nói có thể những người tổ chức chiến dịch truyền thông này bảo với nhau rằng chỉ cần thông tin ban đầu đó tồn tại trên báo điện tử vài ngày, sau đó dù có bị gỡ bỏ thì cũng đã đạt được mục đích gây sợ. Bởi vậy, dù sai phạm đã thấy như tôi nói ở trên, nhưng các cơ quan Nhà nước có liên quan cần điều tra làm rõ động cơ, truy ra sự câu kết, xác định mức độ sai phạm và hậu quả của sai phạm để xử lý nghiêm minh và thông báo đồng loạt trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Chỉ đến khi ấy mới thực sự xóa tan được nỗi hoang mang, sợ hãi của người dân, mới cứu được ngành sản xuất nước mắm truyền thống thoát khỏi cơn điêu đứng.
. Nhiều người cho rằng đang có một “cuộc chiến” giữa các doanh nghiệp sản xuất nước mắm công nghiệp và các doanh nghiệp sản xuất nước mắm truyền thống và một bộ phận truyền thông cũng đang chia thành hai phe, phe nào cũng “ăn tiền” doanh nghiệp. Bộ trưởng có ý kiến gì về chuyện này?
+ Tôi cũng nghe như vậy nhưng không nên kết luận tùy tiện. Nước mắm công nghiệp hay nước mắm truyền thống, nếu bảo đảm những điều kiện về an toàn thực phẩm, đều là những sản phẩm hàng hóa hợp pháp đáp ứng những khẩu vị khác nhau của người tiêu dùng.
Các doanh nghiệp có quyền cạnh tranh lành mạnh để phát triển trong khuôn khổ của Luật Cạnh tranh. Cũng như đối với các sản phẩm khác, việc thông tin trung thực, khách quan về chất lượng nước mắm công nghiệp hay nước mắm truyền thống là điều bình thường của báo chí, không nên suy diễn báo chí hễ khen hay chê đều “ăn tiền” doanh nghiệp.
Các nhà báo chính trực khen ai thì khen đúng, chê ai thì chê đúng. Các bạn có thể yên tâm, công chúng không bao giờ nhầm lẫn, cơ quan quản lý báo chí cũng không nhầm lẫn. “Mùi vị” tiêu cực trong làng báo là dễ phát hiện nhất, và như dân gian thường nói, cây kim trong bọc trước sau gì cũng lòi ra.
Bộ Thông tin và Truyền thông đang phối hợp với các cơ quan chủ quản báo chí quyết làm trong sạch đội ngũ những người làm báo để bảo vệ sự trong sáng và niềm tự hào của đội ngũ những người làm báo chân chính, trong đó có việc loại bỏ những phần tử lạm dụng quyền tự do báo chí, bẻ cong ngòi bút để tiếp tay cho các thủ đoạn cạnh tranh không lành mạnh của một bộ phận doanh nghiệp hoặc phục vụ các “nhóm lợi ích” một cách phi pháp.
. Xin cám ơn Bộ trưởng.
LƯU NGUYỄN
EmoticonEmoticon