Đăng lúc: 17.10.2016 18:02
Thủy điện Hố Hô vẫn đang xả lũ.
Ý kiến này được ông Đỗ Đức Quân, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Năng lượng (Bộ Công Thương) – trưởng đoàn kiểm tra nhấn mạnh nhiều lần trong cuộc làm việc với ban lãnh đạo nhà máy thủy điện Hố Hô chiều ngày 17.10.
"Buồn vì dư luận"
Tại cuộc làm việc, đoàn kiểm tra của Bộ Công Thương yêu cầu báo cáo rõ các vấn đề như việc tuân thủ quy trình vận hành hồ chứa, công tác phòng, chống lụt bão và công tác phối hợp giữa nhà máy với địa phương trong việc vận hành nhà máy thủy điện.
Nhấn mạnh phương châm của cuộc làm việc, ông Đỗ Đức Quân nêu rõ: “Bộ trưởng cũng đã quán triệt rõ, việc này cần phải công khai, minh bạch với dư luận. Cái gì đúng thì nói đúng, sai thì nói sai và phải thẳng thắn nhìn nhận những cái chưa đúng”.
Ông Quân cũng cho hay, các bên liên quan báo cáo điều gì cần phải có chứng cứ kèm theo rõ ràng, làm việc bằng các con số khách quan bởi vì đây là vấn đề rất lớn, nếu đánh giá không khách quan thì ảnh hưởng đến cái chung.
Báo cáo với đoàn làm việc, Vũ Mạnh Hùng - Giám đốc Công ty thuỷ điện Hồ Bốn (đơn vị quản lý nhà máy thuỷ điện Hố Hô khẳng định đã xả đúng quy trình và nhà máy thủy điện đã và đang thực hiện các phương án phòng, chống thiên tai và vận hành đúng quy trình kĩ thuật.
Cụ thể, theo ông Hùng, trước mùa lũ năm 2016, nhà máy thủy điện Hố Hô được UBND tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh phê duyệt các phương án phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và nhân viên của công ty cũng được tập huấn về công tác này.
Trước đợt mưa lũ ngày 13-15.10.2016, công ty đã có văn bản số 09/CV-HB-NMTĐHH ngày 10.10.2016 báo cáo tình hình điều tiết nước thủy điện Hố Hô với chính quyền tỉnh, Ban phòng, chống lụt bão tỉnh và văn bản số 10/CV-HB-NMTĐHH ngày 12.10.2016 gửi tới các xã như Hương Hóa, Hương Trạch, Hương Phúc…để phối hợp thực hiện công tác phòng, chống lụt bão do mưa lớn.
Ngoài ra, công ty cũng đã ký hợp đồng với Đài khí tượng thủy văn tỉnh Hà Tĩnh để cập nhật thường xuyên về tình hình mưa lũ, hỗ trợ 47 thôn thuộc 8 xã hạ du một số còi hú, loa phóng thanh, kẻng để thông báo cho người dân.
Bắt đầu từ 18 giờ ngày 13.10, thủy điện Hố Hô đã gọi điện thoại trực tiếp cho các xã thông báo về việc nhà máy sẽ chủ động điều tiết nước với mức nhỏ từ 50m3/s đến 300m2/s. Tuy nhiên, vì mưa quá lớn, từ 17 giờ 30 phút ngày 14.10, lưu lượng nước về hồ tăng đột biến với mức từ 700m3/s – 1.700m3/s, lưu lượng điều tiết qua tràn từ 630m3/s – 1.500m3/s và đến 18 giờ 30 cùng ngày.
Mưa lớn đã khiến taluy dương va phải đập bị sạt trượt lớn, có nguy cơ sạt trượt đất đá vào trạm biến áp 35Kv và có thể gây mất an toàn. Nhà máy đã đề xuất phương án dừng vận hành nhà máy, rút công nhân về trú ẩn và đưa máy xúc vào khắc phục.
Trong khi đó, lượng nước về tiếp tục tăng cao với 1.843m3/s và chưa có dấu hiệu giảm, gây nguy hiểm cho công trình và cả vùng hạ du. Do vậy, từ 18 giờ 30 ngày 14.10 đến 3 giờ sáng ngày 15.10, các van cung được mở hết, lưu lượng qua tràn bằng với lưu lượng nước về. Sau đó, khi nước về ít hơn, phần sạt trượt đã dừng lại thì nhà máy hạ van xả với lưu lượng qua tràn là 700m3/s.
“Mấy hôm nay tôi cũng rất buồn vì dư luận cho rằng lũ lụt chỉ do nhà máy thủy điện, trong khi đó còn có nguyên nhân từ các nguồn khác không được nhìn nhận, nhất là lượng nước từ Tuyên Hóa, Quảng Bình. Mưa kéo dài, mực nước cao và rất lâu mới có mực nước cao như vậy, chỉ một lát ngập cả con đường mòn, không di chuyển được” – ông Hùng cho hay.
Xả 7 triệu m3 trong vài giờ
Việc phối hợp giữa nhà máy thủy điện và chính quyền địa phương là một nội dụng quan trọng trong chuyến kiểm tra nhưng ông Lê Ngọc Huấn, Chủ tịch UBND huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) không nhận được thông tin buổi làm việc từ phía Bộ Công Thương cũng như phía nhà máy. Do vậy, ông Huấn đến buổi làm việc muộn hơn.
Phát biểu ý kiến tại buổi làm việc, ông Huấn cho rằng, trong quy trình xả lũ, trước khi xả lũ 2 ngày cần phải có văn bản thông báo cho chính quyền địa phương, cấp tỉnh, huyện, xã nhưng huyện Hương Khê không nhận được thông tin đó.
Trong khi đó, phía nhà máy báo cáo trước đó lại khẳng định trong quá trình điều tiết đều thông tin bằng điện thoại di động đến các chủ tịch xã và các cuộc gọi được ghi vào nhật ký và nhà máy có quy chế phối hợp với chính quyền cấp xã rất rõ ràng.
Tiếp tục phát biểu, ông Huấn nêu rằng, khi không mưa thì tích nước để phát điện, khi mưa lụt lại xả nước thế này sẽ khiến trầm trọng hơn. Do đó, trong thời gian tới, mong thủy điện Hố Hô phối hợp tốt hơn với chính quyền địa phương, làm thế nào để hạn chế thấp nhất rủi ro.” – ông Huấn nhấn mạnh.
Chủ tịch huyện Hương Khê cũng nói thêm, khi bão lụt xảy ra, công tác thông tin cũng gặp nhiều hạn chế bởi mất điện, giao thông khó khăn, dễ bị vô hiệu hóa. Cho nên việc ứng phó “4 tại chỗ” nhiều khi không thể đi vào thực tiễn cuộc sống. Đề nghị trang bị cho mỗi xóm một kẻng chứ không dùng trống. Khi mất điện, chúng tôi chỉ đạo gấp bằng điện thoại nhưng rất khó thông tin cho người dân.
"Nhà máy xả gần 2.000m3/s với khoảng 7 triệu m3 nước trong vài tiếng đồng hồ thì việc ngập lụt là đương nhiên. Chỉ mấy tiếng đồng hồ nước lên hơn 4 mét, lại vào ban đêm, mất điện nên quá trình di dời tài sản cho người dân hết sức khó khăn. Một số xã như Hương Đô, Hương Trạch lũ quét chứ không phải lụt nữa, tủ lạnh, ti vi… trôi hết" - ông Huấn nêu.
Ngày mai, cuộc làm việc giữa đại diện Bộ Công Thương và phía nhà máy thủy điện và chính quyền địa phương sẽ được tiếp tục.
Trí Lâm
Tại cuộc làm việc, đoàn kiểm tra của Bộ Công Thương yêu cầu báo cáo rõ các vấn đề như việc tuân thủ quy trình vận hành hồ chứa, công tác phòng, chống lụt bão và công tác phối hợp giữa nhà máy với địa phương trong việc vận hành nhà máy thủy điện.
Nhấn mạnh phương châm của cuộc làm việc, ông Đỗ Đức Quân nêu rõ: “Bộ trưởng cũng đã quán triệt rõ, việc này cần phải công khai, minh bạch với dư luận. Cái gì đúng thì nói đúng, sai thì nói sai và phải thẳng thắn nhìn nhận những cái chưa đúng”.
Ông Quân cũng cho hay, các bên liên quan báo cáo điều gì cần phải có chứng cứ kèm theo rõ ràng, làm việc bằng các con số khách quan bởi vì đây là vấn đề rất lớn, nếu đánh giá không khách quan thì ảnh hưởng đến cái chung.
Báo cáo với đoàn làm việc, Vũ Mạnh Hùng - Giám đốc Công ty thuỷ điện Hồ Bốn (đơn vị quản lý nhà máy thuỷ điện Hố Hô khẳng định đã xả đúng quy trình và nhà máy thủy điện đã và đang thực hiện các phương án phòng, chống thiên tai và vận hành đúng quy trình kĩ thuật.
Cụ thể, theo ông Hùng, trước mùa lũ năm 2016, nhà máy thủy điện Hố Hô được UBND tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh phê duyệt các phương án phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và nhân viên của công ty cũng được tập huấn về công tác này.
Trước đợt mưa lũ ngày 13-15.10.2016, công ty đã có văn bản số 09/CV-HB-NMTĐHH ngày 10.10.2016 báo cáo tình hình điều tiết nước thủy điện Hố Hô với chính quyền tỉnh, Ban phòng, chống lụt bão tỉnh và văn bản số 10/CV-HB-NMTĐHH ngày 12.10.2016 gửi tới các xã như Hương Hóa, Hương Trạch, Hương Phúc…để phối hợp thực hiện công tác phòng, chống lụt bão do mưa lớn.
Ngoài ra, công ty cũng đã ký hợp đồng với Đài khí tượng thủy văn tỉnh Hà Tĩnh để cập nhật thường xuyên về tình hình mưa lũ, hỗ trợ 47 thôn thuộc 8 xã hạ du một số còi hú, loa phóng thanh, kẻng để thông báo cho người dân.
Bắt đầu từ 18 giờ ngày 13.10, thủy điện Hố Hô đã gọi điện thoại trực tiếp cho các xã thông báo về việc nhà máy sẽ chủ động điều tiết nước với mức nhỏ từ 50m3/s đến 300m2/s. Tuy nhiên, vì mưa quá lớn, từ 17 giờ 30 phút ngày 14.10, lưu lượng nước về hồ tăng đột biến với mức từ 700m3/s – 1.700m3/s, lưu lượng điều tiết qua tràn từ 630m3/s – 1.500m3/s và đến 18 giờ 30 cùng ngày.
Mưa lớn đã khiến taluy dương va phải đập bị sạt trượt lớn, có nguy cơ sạt trượt đất đá vào trạm biến áp 35Kv và có thể gây mất an toàn. Nhà máy đã đề xuất phương án dừng vận hành nhà máy, rút công nhân về trú ẩn và đưa máy xúc vào khắc phục.
Trong khi đó, lượng nước về tiếp tục tăng cao với 1.843m3/s và chưa có dấu hiệu giảm, gây nguy hiểm cho công trình và cả vùng hạ du. Do vậy, từ 18 giờ 30 ngày 14.10 đến 3 giờ sáng ngày 15.10, các van cung được mở hết, lưu lượng qua tràn bằng với lưu lượng nước về. Sau đó, khi nước về ít hơn, phần sạt trượt đã dừng lại thì nhà máy hạ van xả với lưu lượng qua tràn là 700m3/s.
“Mấy hôm nay tôi cũng rất buồn vì dư luận cho rằng lũ lụt chỉ do nhà máy thủy điện, trong khi đó còn có nguyên nhân từ các nguồn khác không được nhìn nhận, nhất là lượng nước từ Tuyên Hóa, Quảng Bình. Mưa kéo dài, mực nước cao và rất lâu mới có mực nước cao như vậy, chỉ một lát ngập cả con đường mòn, không di chuyển được” – ông Hùng cho hay.
Xả 7 triệu m3 trong vài giờ
Việc phối hợp giữa nhà máy thủy điện và chính quyền địa phương là một nội dụng quan trọng trong chuyến kiểm tra nhưng ông Lê Ngọc Huấn, Chủ tịch UBND huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) không nhận được thông tin buổi làm việc từ phía Bộ Công Thương cũng như phía nhà máy. Do vậy, ông Huấn đến buổi làm việc muộn hơn.
Phát biểu ý kiến tại buổi làm việc, ông Huấn cho rằng, trong quy trình xả lũ, trước khi xả lũ 2 ngày cần phải có văn bản thông báo cho chính quyền địa phương, cấp tỉnh, huyện, xã nhưng huyện Hương Khê không nhận được thông tin đó.
Trong khi đó, phía nhà máy báo cáo trước đó lại khẳng định trong quá trình điều tiết đều thông tin bằng điện thoại di động đến các chủ tịch xã và các cuộc gọi được ghi vào nhật ký và nhà máy có quy chế phối hợp với chính quyền cấp xã rất rõ ràng.
Tiếp tục phát biểu, ông Huấn nêu rằng, khi không mưa thì tích nước để phát điện, khi mưa lụt lại xả nước thế này sẽ khiến trầm trọng hơn. Do đó, trong thời gian tới, mong thủy điện Hố Hô phối hợp tốt hơn với chính quyền địa phương, làm thế nào để hạn chế thấp nhất rủi ro.” – ông Huấn nhấn mạnh.
Chủ tịch huyện Hương Khê cũng nói thêm, khi bão lụt xảy ra, công tác thông tin cũng gặp nhiều hạn chế bởi mất điện, giao thông khó khăn, dễ bị vô hiệu hóa. Cho nên việc ứng phó “4 tại chỗ” nhiều khi không thể đi vào thực tiễn cuộc sống. Đề nghị trang bị cho mỗi xóm một kẻng chứ không dùng trống. Khi mất điện, chúng tôi chỉ đạo gấp bằng điện thoại nhưng rất khó thông tin cho người dân.
"Nhà máy xả gần 2.000m3/s với khoảng 7 triệu m3 nước trong vài tiếng đồng hồ thì việc ngập lụt là đương nhiên. Chỉ mấy tiếng đồng hồ nước lên hơn 4 mét, lại vào ban đêm, mất điện nên quá trình di dời tài sản cho người dân hết sức khó khăn. Một số xã như Hương Đô, Hương Trạch lũ quét chứ không phải lụt nữa, tủ lạnh, ti vi… trôi hết" - ông Huấn nêu.
Ngày mai, cuộc làm việc giữa đại diện Bộ Công Thương và phía nhà máy thủy điện và chính quyền địa phương sẽ được tiếp tục.
Trí Lâm
EmoticonEmoticon