LỜI BÀN: THEO CÁC QUAN CHỨC CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG THÌ DÂN HƯƠNG KHÊ HÀ TĨNH MẤT TÀI SẢN, ĐUỐI NƯỚC... LÀ "CHẤP NHẬN ĐƯỢC" ??? HỐ HÔ XẢ NƯỚC THẾ LÀ TỐT RỒI...
Nguyễn Duyên Thứ Ba, ngày 18/10/2016 06:24 AM (GMT+7) Sự kiện: Mưa lũ lịch sử tại miền Trung (Dân Việt) Trước thông tin có hay không trước việc nhà máy thủy điện xả lũ không thông báo cho các xã vùng hạ du, đại diện phía nhà máy thủy điện Hố Hô trả lời: Trước đó chúng tôi có thông báo bằng văn bản, sau đó chúng tôi trực tiếp điện thoại cho tất cả các xã....Chiều 17.10, đoàn công tác của Bộ Công Thương do ông Đỗ Trí Quân - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Năng lượng làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Nhà máy Thủy điện Hố Hô để làm rõ quy trình vận hành nhà máy; công tác phối hợp của nhà máy với chính quyền các địa phương trong phạm vi bị ảnh hưởng xả lũ. Liên quan đến việc xả lũ của Nhà máy Thủy điện Hố Hô, chủ đầu tư đã có báo cáo gửi Bộ Công Thương khẳng định việc xả nước tại thủy điện này được báo trước và đảm bảo tuân thủ các quy định về an toàn kỹ thuật. “Những ngày qua tôi rất buồn vì tất cả các sự đánh giá về việc ngập lụt ở Hương Khê chủ yếu là nguồn nước qua Nhà máy Thủy điện Hố Hô. Còn rất nhiều các nguồn khác thì không có sự đánh giá và cập nhật. Tuy nhiên lượng nước từ Tuyên Hóa (Quảng Bình) đổ về là một lượng nước lịch sử. Chưa bao giờ có một lượng nước nào lớn như thế. Thời điểm chiều ngày 13.10 tại Tuyên Hóa đã ngập rất lớn nên phía chính quyền địa phương này đề nghị nhà máy điều tiết để giảm ngập lụt. Tuy nhiên lúc này tại Hương Khê chưa bị ngập lụt mà lượng nước về hồ quá lớn nên buộc chúng tôi phải xả lũ - ông Vũ Mạnh Hùng - Giám đốc Công ty Cổ phần Thủy điện Hồ Bốn phân trần. Nhiều địa phương ơrở huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) đến chiều 17.10 vẫn chìm trong biển nước. Ảnh: Đ.D
Ông Nguyễn Văn Thông - Giám đốc Nhà máy Thủy điện Hố Hô trả lời: Hiện tại nhà máy không có hệ thống đo mưa nhưng trên đầu nguồn thì tỉnh Hà Tĩnh có lắp 1 trạm đo mưa tự động ở vùng đầu nguồn tại xã Hương Lâm (Hương Khê) và bảng mưa này chúng tôi được Trung tâm Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh cung cấp thường xuyên bằng tin nhắn (cảnh báo, tuần báo). Trước khi có mưa lớn chúng tôi đã có văn bản gửi đến các cơ quan chức năng 2 tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình về kế hoạch xả lũ rồi. “Thời điểm 17 giờ 30 ngày 13.10 lượng nước về hồ đạt khoảng 200 triệu m3, trong lúc dung tích hồ chứa tối đa chỉ được 38 triệu m3 nên buộc chúng tôi phải xả 1.800m3/s” - ông Thông nói. Trước thông tin có hay không trước việc nhà máy thủy điện xả lũ không thông báo cho các xã vùng hạ du, đại diện phía nhà máy trả lời: Trước đó chúng tôi có thông báo bằng văn bản, sau đó chúng tôi trực tiếp điện thoại cho tất cả các xã. Chúng tôi còn có sổ nhật ký ghi rất rõ ràng gọi cho ai lúc mấy giờ, họ có nghe máy hay không? Gọi lần 1 mấy giờ, gọi lần 2 mấy giờ... nên không thể nói rằng chúng tôi không thông báo được. Ông Lê Ngọc Huấn- Chủ tịch UBND huyện Hương Khê lên tiếng bức xúc: Các anh nói các anh thông báo bằng văn bản nhưng hiện nay chúng tôi chưa nhận được bất kỳ một văn bản thông báo nào của nhà máy. Lúc các anh xả nước ồ ạt rồi mới thông báo cho chúng tôi, đến khi chúng tôi thông báo được cho người dân thì làm sao họ trở tay kịp? Hiện nay một số vùng hạ huyện đang ngập rất nặng nên chúng tôi đề nghị nhà máy dừng việc xả lũ để người dân sớm thoát khỏi cảnh ngập lụt. Đồng thời đề nghị nhà máy cấp cho mỗi đơn bị xóm tại các xã vùng hạ du thủy điện 1 chiếc kẻng để thực hiện việc báo động khi xả lũ. Buổi làm việc phải tạm dừng để chuyển sang ngày 18.10 vì các tài liệu do đoàn yêu cầu cho cuộc làm việc chưa được Công ty Thủy điện Hồ Bốn cũng như Nhà máy Thủy điện Hố Hô cung cấp cho đoàn. Trước đó, vào sáng ngày 17.10, tại cuộc họp triển khai khắc phục hậu quả mưa lũ, lãnh đạo huyện Hương Khê lại một lần nữa tỏ ra bức xúc trước việc xả lũ gây ngập nặng cho các xã vùng hạ du. Trước đề nghị của lãnh đạo huyện Hương Khê về việc dừng ngay việc xả lũ để người dân sóm thoát khỏi cảnh ngập úng, đại diện Nhà máy Thủy điện Hố Hô cho hay hiện nay nhà máy vẫn đang xả để điều tiết nước nhằm chuẩn bị đón cơn bão số 7. Ông Nguyễn Văn Thông cho biết, mực nước hồ chứa hiện nay là 69,5m, chỉ còn 50cm nữa là đầy hồ. Mức nước về hồ hiện nay là 160m3/s và lưu lượng xả là 90m3/s nên nhà máy sẽ tăng lưu lượng nước xả vào ngày 18.10. Thứ trưởng Bộ Công Thương: thủy điện Hố Hô đã có thể làm tốt hơnTTO - Trưa 12-8, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng đã chủ trì cuộc họp với Nhà máy thủy điện, đánh giá sơ bộ về việc xả lũ của thủy điện Hố Hô.
Ông Vượng cho rằng nếu phát hiện khả năng để xảy ra sạt trượt, xử lý thì sẽ không xảy ra việc xả lũ dẫn tới không an toàn cho hạ du. Mặc dù chưa có kết luận cuối cùng về vụ việc, song thứ trưởng Vượng chỉ ra một số điểm bất cập cần phải rút kinh nghiệm trong vận hành nhà máy và phối hợp công tác phòng chống lũ. Theo thứ trưởng, việc phải mở van tối đa là do tình huống khẩn cấp, sạt trượt bên phải thủy điện. Tuy nhiên, nếu như trước mùa mưa bão, nhà máy thủy điện kiểm tra độ an toàn, đảm bảo an toàn đập, phát hiện khả năng để xảy ra sạt trượt, xử lý thì sẽ không xảy ra việc xả lũ dẫn tới không an toàn cho hạ du. Đồng thời, với đặc thù của vùng địa bàn dốc, lũ về nhanh nên Bộ đã yêu cầu các nhà máy thủy điện nói chung và thủy điện Hố Hô triển khai ngay việc phòng chống lũ, có phương án song đến gần đây nhà máy mới cho tư vấn, đang trong quá trình xem xét và phê duyệt.
Thứ trưởng đánh giá, thủy điện Hố Hô là nhà máy nhỏ, công suất chỉ có 14 MW nên dù vận hành nhà máy này hay không thì cũng không ảnh hưởng đến hệ thống điện. Trong khi đó, nhà máy nếu vận hành không tốt thì sẽ ảnh hưởng đến hàng ngàn người dân. “Kể cả nhà máy lớn hơn mà ảnh hưởng tới người dân cũng còn phải xem xét, nhà máy quy mô nhỏ như Hố Hô mà không đảm bảo an toàn cho người dân thì phải tính toán hiệu quả hoạt động, giảm thiểu thiệt hại” - thứ trưởng khẳng định. Báo cáo nhanh về kết quả điều tra của đoàn công tác, ông Đỗ Đức Quân, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Năng lượng (Bộ Công Thương) cho biết qua kiểm tra hồ sơ liên quan đến vận hành hồ chứa, giai đoạn từ ngày 13 đến trưa 14-10, lũ còn thấp nên nhà máy đã vận hành hạ mức nước để đón lũ, đạt yêu cầu quy trình vận hành. Tuy nhiên, từ chiều 14 đến đêm 15-10 lũ lên đột ngột, trong khoảng 5 tiếng lũ đã tăng gần 4 lần từ 550m3-1800m3/s. Đặc biệt, do có tình huống bất ngờ là sạt trượt khối lượng lớn bên mái phải của thủy điện, gây nên nguy cơ phá vỡ tường chắn, có thể khiến trạm cấp điện dừng hoạt động và không thể mở được cửa van. “Việc chưa được mở cửa van hoàn toàn nhưng buộc phải mở là phù hợp về góc độ chuyên môn. Nếu không mở thì lũ lên cao, khu sạt trượt tiếp tục lở ra dẫn tới mất điện thì không thể mở được nữa và nguy hiểm còn lớn hơn nhiều” - ông Quân nói.
|
EmoticonEmoticon