UBKT Trung ương bắt đầu làm việc tại Bộ Công Thương để làm rõ một số vấn đề về quá trình bổ nhiệm nhân sự.
Cụ thể, trong 60 ngày làm việc, trọng tâm sẽ không chỉ dừng lại ở các trường hợp bổ nhiệm ông Trịnh Xuân Thanh, nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang; ông Vũ Quang Hải (con trai ông Vũ Huy Hoàng), thành viên Hội đồng quản trị kiêm Phó tổng giám đốc Tổng công ty cổ phần Rượu bia và nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) mà còn bao gồm cả việc bổ nhiệm một số nhân sự quan trọng tại các doanh nghiệp trực thuộc Bộ.
Ví dụ như: ông Đỗ Xuân Hạ, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Cổ phần rượu bia và Nước giải khát Hà Nội (Habeco), Mai Văn Lợi, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công tỷ Cổ phần Rượu Hà Nội (Halico)...và một số nhân sự khác.
Quá trình làm việc cũng sẽ xem xét trách nhiệm của Ban Cán sự Đảng, Nguyên Bộ trưởng, Bí thư Đảng bộ Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng.
Được biết, ông Vũ Huy Hoàng, ông Trịnh Xuân Thanh cũng được mời về Bộ Công Thương để làm việc với đoàn kiểm tra.
Cụ thể, trong 60 ngày làm việc, trọng tâm sẽ không chỉ dừng lại ở các trường hợp bổ nhiệm ông Trịnh Xuân Thanh, nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang; ông Vũ Quang Hải (con trai ông Vũ Huy Hoàng), thành viên Hội đồng quản trị kiêm Phó tổng giám đốc Tổng công ty cổ phần Rượu bia và nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) mà còn bao gồm cả việc bổ nhiệm một số nhân sự quan trọng tại các doanh nghiệp trực thuộc Bộ.
Ví dụ như: ông Đỗ Xuân Hạ, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Cổ phần rượu bia và Nước giải khát Hà Nội (Habeco), Mai Văn Lợi, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công tỷ Cổ phần Rượu Hà Nội (Halico)...và một số nhân sự khác.
Quá trình làm việc cũng sẽ xem xét trách nhiệm của Ban Cán sự Đảng, Nguyên Bộ trưởng, Bí thư Đảng bộ Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng.
Được biết, ông Vũ Huy Hoàng, ông Trịnh Xuân Thanh cũng được mời về Bộ Công Thương để làm việc với đoàn kiểm tra.
Ông Vũ Huy Hoàng (trái) trao Quyết định bổ nhiệm ông Phan Đăng Tuất làm Chủ tịch Sabeco. |
Mới đây, Ủy ban kiểm tra Trung ương cũng đã công bố kết luận về các sai phạm của ông Trịnh Xuân Thanh, tỉnh uỷ viên, nguyên Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang - người từng có nhiều năm công tác tại Bộ Công Thương với nhiều vị trí khác nhau.
Riêng về việc bổ nhiệm ông Vũ Quang Hải thì Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) đã từng nhiều lần kiến nghị. Bởi trước khi được bổ nhiệm vào các chức vụ trên, ông Vũ Quang Hải “dù không có thành tích gì đặc biệt”.
Trong khi đó, trao đổi với báo chí, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh khẳng định, trước mắt, Bộ Công Thương sẽ tập trung vào giải quyết những tồn tại công tác cán bộ.
Khi được hỏi có hay không "vùng cấm" khi xử lý, Bộ trưởng cho hay: "Luật pháp có những quy định, Đảng cũng có những nguyên tắc chung trong công tác cán bộ. Đặc biệt trong bối cảnh vừa rồi, đã có những chỉ đạo, quan điểm rất rõ ràng của lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
Hơn thế nữa có sự quan tâm chung của xã hội, thì đối với bất kỳ một ai, cho dù đó là người lãnh đạo cao nhất của một ngành, hay là cán bộ khác trong ngành, tôi nghĩ đều phải đặt nhận thức, ý thức trách nhiệm của mình trước luật pháp, trước Đảng, trước nhân dân lên cao nhất".
Cùng với đó, Bộ đang tập trung xử lý tốt công tác quy hoạch, chuẩn bị nguồn cán bộ có đủ năng lực, phẩm chất để công tác tại các đơn vị trong Bộ cũng như đội ngũ cán bộ tham gia công tác tại các thương vụ Việt Nam tại nước ngoài.
"Nguyên tắc dân chủ, công khai nhằm xây dựng một đội ngũ cán bộ ngày càng trong sạch, vững mạnh, có trình độ, có kỷ cương, lấy nhân dân, doanh nghiệp làm đối tượng phục vụ và coi trọng tương tác với doanh nghiệp và người dân”, Bộ Công Thương nhấn mạnh.
Trước đó, Bộ máy cán bộ của Bộ Công Thương cũng được Thủ tướng đánh giá là cồng kềnh và cần phải tái cơ cấu từ hàng vạn người tại 30 Cục, Vụ, 10 trường đại học, 22 trường cao đẳng, 11 tập đoàn, tổng công ty Nhà nước.
Ngày 11/7, phát biểu tại phiên thảo luận của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về báo cáo của Chính phủ, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga đã đề nghị Chính phủ phối hợp với Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương và một số cơ quan liên quan kiểm tra, làm rõ tại sao đến cuối nhiệm kỳ dư luận lại phản ánh một số Bộ ngành bổ nhiệm cán bộ ào ạt.
Về vấn đề bổ nhiệm người nhà, "cả họ làm quan", ông Lê Văn Cuông, ĐBQH khóa 11, 12 đoàn Thanh Hóa từng nói rõ: "Vấn đề này là một tệ nạn đang hoành hành, người dân rất phản ứng. Nếu như vị lãnh đạo nào không thấy được sai mà cứ lợi dụng chức quyền để tiếp tục đưa người nhà vào bộ máy nhà nước thì sẽ bị trả giá, không thể trốn tránh được trách nhiệm.
Nếu như các cơ quan chức năng của Trung ương vào kiểm tra làm rõ vấn đề này thì chắc chắn dư luận sẽ có thông tin cụ thể để phân biệt đúng sai và sẽ tỏ thái độ phản ứng phù hợp.
Nhất là gần đây Thủ tướng đã xác định chỉ bổ nhiệm người tài thôi, không được chọn người nhà. Việc này quan điểm rất rõ ràng nhưng các vị cứ tranh thủ lúc thực quyền, lợi dụng chức quyền đưa người nhà vào thì các cơ quan chức năng phải kiểm tra làm rõ và xử lý nghiêm chứ không thể để tình trạng này xảy ra phổ biến ở nhiều nơi thì rất nguy hiểm".
Sơn Ca
Riêng về việc bổ nhiệm ông Vũ Quang Hải thì Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) đã từng nhiều lần kiến nghị. Bởi trước khi được bổ nhiệm vào các chức vụ trên, ông Vũ Quang Hải “dù không có thành tích gì đặc biệt”.
Trong khi đó, trao đổi với báo chí, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh khẳng định, trước mắt, Bộ Công Thương sẽ tập trung vào giải quyết những tồn tại công tác cán bộ.
Khi được hỏi có hay không "vùng cấm" khi xử lý, Bộ trưởng cho hay: "Luật pháp có những quy định, Đảng cũng có những nguyên tắc chung trong công tác cán bộ. Đặc biệt trong bối cảnh vừa rồi, đã có những chỉ đạo, quan điểm rất rõ ràng của lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
Hơn thế nữa có sự quan tâm chung của xã hội, thì đối với bất kỳ một ai, cho dù đó là người lãnh đạo cao nhất của một ngành, hay là cán bộ khác trong ngành, tôi nghĩ đều phải đặt nhận thức, ý thức trách nhiệm của mình trước luật pháp, trước Đảng, trước nhân dân lên cao nhất".
Cùng với đó, Bộ đang tập trung xử lý tốt công tác quy hoạch, chuẩn bị nguồn cán bộ có đủ năng lực, phẩm chất để công tác tại các đơn vị trong Bộ cũng như đội ngũ cán bộ tham gia công tác tại các thương vụ Việt Nam tại nước ngoài.
"Nguyên tắc dân chủ, công khai nhằm xây dựng một đội ngũ cán bộ ngày càng trong sạch, vững mạnh, có trình độ, có kỷ cương, lấy nhân dân, doanh nghiệp làm đối tượng phục vụ và coi trọng tương tác với doanh nghiệp và người dân”, Bộ Công Thương nhấn mạnh.
Trước đó, Bộ máy cán bộ của Bộ Công Thương cũng được Thủ tướng đánh giá là cồng kềnh và cần phải tái cơ cấu từ hàng vạn người tại 30 Cục, Vụ, 10 trường đại học, 22 trường cao đẳng, 11 tập đoàn, tổng công ty Nhà nước.
Ngày 11/7, phát biểu tại phiên thảo luận của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về báo cáo của Chính phủ, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga đã đề nghị Chính phủ phối hợp với Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương và một số cơ quan liên quan kiểm tra, làm rõ tại sao đến cuối nhiệm kỳ dư luận lại phản ánh một số Bộ ngành bổ nhiệm cán bộ ào ạt.
Về vấn đề bổ nhiệm người nhà, "cả họ làm quan", ông Lê Văn Cuông, ĐBQH khóa 11, 12 đoàn Thanh Hóa từng nói rõ: "Vấn đề này là một tệ nạn đang hoành hành, người dân rất phản ứng. Nếu như vị lãnh đạo nào không thấy được sai mà cứ lợi dụng chức quyền để tiếp tục đưa người nhà vào bộ máy nhà nước thì sẽ bị trả giá, không thể trốn tránh được trách nhiệm.
Nếu như các cơ quan chức năng của Trung ương vào kiểm tra làm rõ vấn đề này thì chắc chắn dư luận sẽ có thông tin cụ thể để phân biệt đúng sai và sẽ tỏ thái độ phản ứng phù hợp.
Nhất là gần đây Thủ tướng đã xác định chỉ bổ nhiệm người tài thôi, không được chọn người nhà. Việc này quan điểm rất rõ ràng nhưng các vị cứ tranh thủ lúc thực quyền, lợi dụng chức quyền đưa người nhà vào thì các cơ quan chức năng phải kiểm tra làm rõ và xử lý nghiêm chứ không thể để tình trạng này xảy ra phổ biến ở nhiều nơi thì rất nguy hiểm".
Sơn Ca
(Đất Việt)
EmoticonEmoticon