Selasa, 18 Oktober 2016

Philippines ‘quay lưng’ với Mỹ, Việt Nam nên làm gì?; “Rodrigo Duterte nối lại quan hệ với Trung Quốc lúc này là quá thông minh”; Trung Quốc cân nhắc cho phép ngư dân Philippines tiếp cận Scarborough

Tags

Truyền thông Trung Quốc hôm 17/10 dẫn lời Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tuyên bố Manila sẵn sàng tổ chức tập trận chung với Bắc Kinh, chứ không phải với nước đồng minh lâu năm là Mỹ.

Chuyến thăm Bắc Kinh 4 ngày của Tổng thống Philippines bắt đầu từ 18/10 dường như để củng cố chính sách ngoại giao xoay trục của Manila đột ngột ‘quay lưng’ với Mỹ, nước mà ông Duterte đả kích vì chỉ trích cuộc chiến chống ma túy của ông.

Luật sư Vũ Đức Khanh, giáo sư luật tại Đại học Ottawa và là nhà quan sát tình hình Biển Đông.
Luật sư Vũ Đức Khanh, giáo sư luật tại Đại học Ottawa và là nhà quan sát tình hình Biển Đông.
"Chỉ có Trung Quốc mới có thể giúp chúng tôi," Tân Hoa Xã dẫn lời ông Duterte nói trong một cuộc phỏng vấn trước chuyến thăm Bắc Kinh.

Ông Duterte cũng nói với đài truyền hình Phượng Hoàng ở Hong Kong rằng ông sẵn sàng tổ chức tập trận chung với Trung Quốc và Nga.

"Đúng, tôi sẽ làm như vậy. Tôi đã dành đủ thời gian cho người Mỹ chơi với binh sĩ Philippines rồi," ông Duterte nói khi được hỏi liệu ông có sẵn lòng tổ chức tập trận với hai nước này hay không, trong khi ông tái khẳng định ông sẽ không tổ chức thêm bất kỳ cuộc tập trận nào nữa với Mỹ.

Ông Duterte đã tìm cách tái định hình những mối quan hệ ngoại giao của Philippines kể từ khi nhậm chức vào ngày 30 tháng 6 bằng cách ngả về Trung Quốc và Nga, rời xa Mỹ, đồng minh quốc phòng hỗ tương từng cai trị Philippines như thuộc địa.

‘Đúng hướng về chiến lược’

Dù sự dịch chuyển chính sách đối ngoại đột ngột của Philippines khiến nhiều người kinh ngạc, song đây lại là một bước đi có tính toán và “đúng hướng” về mặt chiến lược, theo lời luật sư Vũ Đức Khanh, giáo sư luật tại Đại học Ottawa và là nhà quan sát tình hình Biển Đông.

Ông nhận định với VOA Việt ngữ:

“Ông Duterte muốn đẩy Hoa Kỳ vào thế khẳng định Hiệp ước Hỗ tương Quốc phòng năm 1951 có giá trị tới mức độ như thế nào. Vì dưới thời Tổng thống [Benigno] Aquino Hoa Kỳ lúc nào cũng nói rằng sẽ không can thiệp trong vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông mà chỉ bảo vệ quyền tự do hàng hải và hàng không trong khu vực. Điều đó dẫn tới một điểm là các quốc gia đồng minh của Mỹ trong khu vực rất nóng lòng muốn biết Hoa Kỳ sẽ làm gì nếu Trung Quốc có những động thái mạnh.”

Năm 2012, Trung Quốc chiếm Bãi cạn Scarborough cách bờ biển của Philippines 210 kilômét. Hành động này khiến Philippines tức giận đệ đơn kiện Trung Quốc lên Tòa án Trọng tài Quốc tế ở La Haye vào năm 2013 và nhận được phán quyết có lợi vào tháng 7 vừa qua.

Luật sư Khanh cho rằng một cuộc tập trận chung giữa Philippines và Trung Quốc trong tương lai gần là “điều không tưởng,” nhưng ông nhấn mạnh điều quan trọng là “ông Duterte sẽ nhận được cái gì và Bắc Kinh sẽ nhận được cái gì” từ chuyến đi này.

“Ông [Duterte] sẽ đạt được rất nhiều về cơ hội kinh tế,” luật sư Khanh nói, lưu ý số lượng các doanh nghiệp tháp tùng ông Duterte trong chuyến đi này.

Việt Nam nên làm gì?

Dù mối quan hệ giữa Philippines và Mỹ có những rạn nứt, tuy nhiên, đó không phải là động lực để Việt Nam tìm cách trở thành đồng minh của Mỹ, theo phân tích của luật sư Khanh.

“Thực sự mối quan hệ với Hoa Kỳ không phải là dễ cho những đồng minh,” ông nói.

Luật sư Khanh dẫn ra mối quan hệ đồng minh đầy sóng gió giữa Mỹ và Việt Nam Cộng hòa trước đây như một ví dụ cho thách thức này.

Trước một nước láng giềng Trung Quốc ngày càng quyết đoán, luật sư Khanh nói, Việt Nam cần biến mình thành một “điểm chiến lược” để có thể hợp tác được với tất cả các nước, kể cả Ấn Độ và Nhật Bản.

Dù đây là chính sách Việt Nam muốn theo đuổi, nhưng luật sư Khanh chỉ ra rằng thể chế chính trị hiện tại của Hà Nội chưa đáp ứng được niềm tin của các nước đối tác.

Ông nhận định:

“[Hà Nội] nên cải tổ vấn đề chính trị nội bộ thì lúc đó sẽ có cơ hội thoát ra khỏi vòng kiểm tỏa của Trung Quốc. Còn nếu nhảy vào vòng tay của Hoa Kỳ thì cũng chỉ là một con cờ của một giai đoạn chiến lược nào đó mà thôi.”

Nguồn: AFP, Reuters, VOA Interview

(VOA)


“Rodrigo Duterte nối lại quan hệ với Trung Quốc lúc này là quá thông minh”

HỒNG THỦY

(GDVN) - Một kết quả cùng thắng cho tất cả các bên là hoàn toàn có thể: Mỹ vẫn giữ được quan hệ đồng minh, Trung Quốc sẽ có thêm người bạn mới có giá trị.

South China Morning Post ngày 18/10 đưa tin, giới phân tích Trung Quốc cảnh báo ông Rodrigo Duterte rằng, Bắc Kinh sẽ "chịu đựng" việc ông đưa vấn đề Biển Đông khi sang thăm chính thức, nhưng Tổng thống Philippines đừng gây xáo trộn chuyến thăm.
Ông Rodrigo Duterte đặt chân đến Trung Quốc ngày hôm nay, bắt đầu chuyến thăm chính thức 4 ngày thay vì 2 ngày như kế hoạch ban đầu. Tháp tùng ông có hơn 400 lãnh đạo doanh nghiệp Philippines.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, ảnh: True News.
Tổng thống Philippines sẽ hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào thứ Năm này. Ông cũng sẽ hội kiến với Thủ tướng Lý Khắc Cường, Chủ tịch Quốc hội Trương Đức Giang.
Những "cảnh báo" từ giới học giả Trung Quốc
Ngô Sĩ Tồn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Biển Đông được South China Morning Post dẫn lời nói rằng:
"Nhiệm vụ chính của ông Rodrigo Duterte tại Bắc Kinh là để sửa chữa mối quan hệ song phương, tăng cường hợp tác, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế. Đó là điều quan trọng đối với ông ta.
Trung Quốc đã dự kiến từ trước và hoàn toàn hiểu khả năng ông Duterte có thể sẽ nêu vấn đề Phán quyết Trọng tài trong chuyến thăm, vì áp lực từ xã hội và các phe phái chính trị đối lập Philippines.
Nếu không nêu vấn đề này ra, ông ấy không thể ăn nói với người dân nước mình. Tuy nhiên tốt hơn là ông Duterte đừng nhấn mạnh vào Phán quyết Trọng tài, hay yêu cầu đàm phán dựa trên phán quyết này.
Duterte thừa hiểu rằng, ông ta sẽ (chẳng) thu hoạch được gì, nếu chỉ tập trung vào Phán quyết Trọng tài trong suốt chuyến thăm của mình."
Ông Ngô Sĩ Tồn, ảnh: Pinoyweekly.org.
Ông Hứa Lợi Bình, một nhà nghiên cứu từ Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc cho biết, tuyên bố chung Trung Quốc - Philippines trong chuyến thăm này sẽ thúc đẩy các phương pháp giải quyết tranh chấp Biển Đông thông qua hợp tác.
Hãng thông tấn nhà nước Tân Hoa Xã thì đưa tin, ông Rodrigo Duterte ca ngợi Bắc Kinh hào phóng trong giúp đỡ các nước đang phát triển. Mục đích chuyến thăm của ông là tìm kiếm giúp đỡ của Trung Quốc để phát triển đất nước.
Còn Dai Fan, một chuyên gia về Đông Nam Á từ Đại học Kỵ Nam ở Quảng Châu bình luận, chương trình nghị sự của hai bên đã được xác định trước khi ông Duterte đến Bắc Kinh.
Ông Duterte không thể nào nói về tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc từ đầu đến cuối trong suốt chuyến thăm, vì như thế khác nào tát vào mặt Trung Quốc ngay trên đất Trung Quốc. [1]
Ông Rodirgo Duterte thăm Trung Quốc là quá thông minh
Cũng trên South China Morning Post, hai nhà nghiên cứu Eduardo Araral từ Đại học Quốc gia Singapore và Richard Heydarian từ Philippines, ca ngợi chuyến đi Trung Quốc của Tổng thống Duterte là nước cờ thông minh.
Rodrigo Duterte đã đúng khi tìm cách tối đa hóa lợi ích cho đất nước mình.
Nếu Mỹ thực sự không muốn mất đồng minh Philippines thì thứ nhất, thay vì chỉ trích Rodrigo Duterte, hãy giúp ông ấy chống tội phạm ma túy như Washington đã làm với Mexico, Colombia.
Một ví dụ cụ thể là Mỹ có thể giúp Philippines xây dựng các trung tâm cai nghiện ma túy, điều Trung Quốc đang cam kết sẽ làm.
Thứ hai là, Mỹ nên thay đổi cách tiếp cận vấn đề nhân quyền, hãy soi gương trước khi chỉ trích người khác.

Từ "hiện tượng" Rodrigo Duterte đến vai trò của Mỹ trong khu vực

Thứ ba, mặc dù cả Mỹ và Nhật Bản đều từng đã đô hộ Philippines trong quá khứ, nhưng Rodrigo Duterte chỉ trích riêng Hoa Kỳ còn Nhật Bản thì không.
Đó là vì Nhật Bản là nhà tài trợ lớn nhất của Philippines, nhiều hơn Mỹ. Nhật Bản cũng tôn trọng Rodrigo Duterte, xin lỗi người dân Philippines về quá khứ chiến tranh.
Hoa Kỳ thì chưa có biểu hiện nào về sự ăn năn với tội ác trong quá khứ.
Thứ tư, Mỹ nên cung cấp viện trợ tương xứng với quan hệ đồng minh lâu năm nhất tại châu Á.
Khoản viện trợ 180 triệu USD một năm của Mỹ để sử dụng 5 căn cứ quân sự của Philippines, theo ông Duterte là quá "hời" cho Mỹ.
Ai Cập, Pakistan và Jordan nhận được hàng tỉ USD viện trợ mỗi năm trong những năm gần đây, trong khi những nước này không theo nền dân chủ phương Tây, chẳng phải đồng minh hiệp ước và cũng chẳng cho Mỹ truy cập, sử dụng căn cứ quân sự.
Cuối cùng, Washington cần làm rõ mức độ cam kết với Hiệp ước an ninh song phương ký năm 1951. Những cam kết trên miệng ông Obama không đủ để Rodrigo Duterte và dân Philippines yên tâm.
Còn với Trung Quốc, Bắc Kinh sẽ phải dốc hầu bao cho Philippines để lôi kéo quốc gia này khỏi ảnh hưởng của Mỹ.
Đầu tiên là gia tăng đầu tư, hợp tác thương mại và viện trợ cho Philippines theo những gì Rodrigo Duterte mong muốn. 
Trung Quốc cũng có khả năng cho phép các ngư dân Philippines quay lại đánh bắt ở Scarborough.
Đó là cách Bắc Kinh tạo vốn liếng chính trị cho Duterte, để ông tiếp tục hoạt động đàm phán, đối thoại với Trung Quốc.
Khi gặp ông Tập Cận Bình thứ Năm này, Tổng thống Duterte thực tế không mong đợi Trung Quốc sẽ tôn trọng Phán quyết Trọng tài.
Đồng thời ông biết rõ Trung Quốc muốn Philippines nằm trong tầm ảnh hưởng của họ.
Trong khi vị Tổng thống này ý thức được rằng, đất nước mình là một thị trường mới nổi đang bủng nổ, một cầu thủ địa chính trị mới nổi ở Đông Á.
Và ông đang được cả 2 siêu cường săn đón, trong khi Rodrigo Duterte không bị buộc phải lựa chọn hoặc Hoa Kỳ hoặc Trung Quốc lúc này.
Vì vậy chuyến thăm Trung Quốc là một hành động cân bằng tinh tế, sắc sảo của chính khách Rodrigo Duterte. 
Một kết quả cùng thắng cho tất cả các bên là hoàn toàn có thể: Mỹ vẫn giữ được quan hệ đồng minh, Trung Quốc sẽ có thêm người bạn mới có giá trị bất chấp Phán quyết Trọng tài, còn Rodrigo Duterte thì tối đa hóa lợi ích cho quốc gia, dân tộc. [2]
Tài liệu tham khảo:
[2]http://www.scmp.com/comment/insight-opinion/article/2028741/playing-us-against-china-may-prove-smart-move-rodrigo


Trung Quốc cân nhắc cho phép ngư dân Philippines tiếp cận Scarborough

Dân trí Trong bối cảnh Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte có chuyến thăm Bắc Kinh, hai nguồn tin thân cận với quan chức Trung Quốc tiết lộ Bắc Kinh có thể sẽ cho phép các ngư dân Philippines được tiếp cận bãi cạn Scarborough trên Biển Đông.
 >> Philippines sẽ được và mất gì từ chuyến thăm Trung Quốc của ông Duterte?
 >> Người Mỹ tại Philippines "đứng ngồi không yên" vì Tổng thống Duterte

Ngư dân Philippines thường xuyên bị phía Trung Quốc cản trở khi tiếp cận bãi cạn Scarborough (Ảnh: Reuters)
Ngư dân Philippines thường xuyên bị phía Trung Quốc cản trở khi tiếp cận bãi cạn Scarborough (Ảnh: Reuters)
Reuters dẫn hai nguồn tin thân cận với giới lãnh đạo Trung Quốc ngày 18/10 cho biết, Bắc Kinh có thể sẽ cân nhắc cho phép ngư dân Philippines tiếp cận có điều kiện tới bãi cạn tranh chấp Scarborough trên Biển Đông sau khi lãnh đạo hai nước gặp nhau vào tuần này.
“Mọi người (ngư dân Philippines) có thể đến đó, nhưng phải kèm theo điều kiện. Hai nước sẽ phải thành lập các nhóm hợp tác chung để đưa ra những điều kiện cụ thể”, một nguồn tin cho biết.
Tuy nhiên các nguồn tin không nêu rõ Trung Quốc yêu cầu gì ở Philippines để đồng ý cho ngư dân nước này tới đánh bắt tại bãi cạn Scarborough và liệu Bắc Kinh có chấp thuận để hai nước cùng tiến hành tuần tra chung tại khu vực này không.
Trong khi đó, nguồn tin thứ hai từ Trung Quốc khẳng định Bắc Kinh sẽ cho phép Philippines hợp tác đánh cá ở bãi cạn Scarborough, tương tự những gì đã từng diễn ra trong nhiệm kỳ của cựu Tổng thống Gloria Macapagal Arroyo (từ năm 2001-2010).
Cũng theo các nguồn tin giấu tên này, nếu mọi việc thuận lợi, việc hợp tác đánh bắt cá sẽ là một trong số hơn 10 thỏa thuận khung giữa Philippines và Trung Quốc mà hai nước dự kiến ký kết nhân chuyến thăm của Tổng thống Duterte tới Bắc Kinh. Song các nguồn tin từ chối cung cấp thêm chi tiết về các thỏa thuận này và Bộ Ngoại giao Philippines hiện cũng chưa đưa ra bất kỳ thông báo chính thức nào.
Tổng thống Duterte dự kiến tới Trung Quốc vào tối hôm nay 18/10, bắt đầu chuyến thăm kéo dài 4 ngày. Đây là chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của ông Duterte từ sau khi chính thức nhận nhiệm sở hồi cuối tháng 6.
Trung Quốc đã chiếm bãi cạn Scarbough từ năm 2012 và tìm mọi cách ngăn cản ngư dân Philippines tiếp cận ngư trường dồi dào này. Tranh chấp tại Scarborough cũng nằm trong phạm vi phán quyết của tòa trọng tài thường trực ở La Hay (Hà Lan) hồi tháng 7, trong đó bác bỏ yêu sách “đường chín đoạn” phi lý do Bắc Kinh tự ý vẽ ra trên Biển Đông hòng chiếm tới 80% diện tích vùng biển này. Tuy nhiên, Bắc Kinh đến nay vẫn ngang nhiên phủ nhận phán quyết và lớn tiếng tuyên bố không thực thi.
Thành Đạt
Tổng hợ
Hồng Thủ

Artikel Terkait


EmoticonEmoticon