Chủ Nhật, ngày 16/10/2016 - 17:30
Cần đình chỉ vĩnh viễn những công trình thủy điện gây họa
Dân trí Những thông tin có hay không việc Nhà máy Thủy điện Hố Hô xả lũ bất hợp lý, là một nguyên nhân làm gia tăng mức độ ngập úng do lũ lụt gây ra, gây thiệt hại nặng nề cho tài sản, sinh mạng của người dân ở huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh hiện còn đang gây nên nhiều tranh cãi.
>> Bộ Công Thương lập tổ công tác điều tra việc xả lũ tại Thủy điện Hố Hô
>> Chủ tịch tỉnh gay gắt với nhà máy thủy điện xả lũ khiến dân không kịp trở tay
>> Sự cố thủy điện Sông Bung 2 là “bài học xương máu”
(PLO)- Lãnh đạo Nhà máy thủy điện Hố Hô (giáp ranh xã Hương Trạch, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh và huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình) cho rằng vì trời mưa to, có sạt lở đất nên phải mở hết cửa xả để... cứu nhà máy
Trưa 16-10, PV có mặt tại chân Nhà máy thủy điện Hố Hô và thấy hồ thủy điện này vẫn đang xả lũ với lưu lượng lớn.
Nước từ đập thủy điện qua cửa xả tuôn xuống ầm ầm, mạnh hơn thác. Trong khi đó, ở hạ nguồn hàng ngàn hộ dân đang bị ngập trong nước lũ.
Ông Võ Mạnh Hùng, Phó Giám đốc Công ty CP Thủy điện Hồ Bốn (chủ đầu tư Nhà máy thủy điện Hố Hô), cho biết: "Hiện chúng tôi đang xả nước lũ với 824 m3/giây".
Chị N.Th.H (ở xã Lộc Yên, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh) cho rằng: "Nhà máy thủy điện Hố Hô khiến dân chúng tôi thêm khổ vào mùa mưa lũ. Đêm 14-10, nước lên quá nhanh khiến gia cầm chúng tôi chết hết, tài sản cùng chìm trong nước do không kịp di chuyển lên cao. Nước lên nhanh là do thủy điện xả lũ trong đêm".
Nhà máy thủy điện Hố Hô xả lũ trưa và chiều 16-10.
Ông Võ Hoàng Anh (trưởng thôn 13, thị trấn Hương Khê, huyện Hương Khê) bức xúc nói: "Khi chưa làm nhà máy thủy điện thì chúng tôi có bị ngập đâu. Nếu thủy điện xả lũ phải thông báo cho chúng tôi biết đường mà chạy, chứ nước chảy kinh khủng quá".
Ông Hồ Xuân Quế, Trưởng Công an xã Phương Mỹ (huyện Hương Khê), cho biết: "Hiện xã chúng tôi còn 262 hộ dân bị ngập trong nước lũ, trong đó có 232 hộ bị ngập nặng, ngập sâu, có hộ ngập đến nóc nhà. Dự kiến khoảng 10 ngày nữa lũ mới rút hết, cuộc sống người dân mới trở lại bình thường".
Trước đó, sáng qua (15-10), khi thị sát kiểm tra tại Nhà máy thủy điện Hố Hô, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Quốc Khánh đã truy vấn đề vấn đề xả lũ quá mạnh. Ông Khánh cho rằng việc xả đập Hố Hô là quá bất ngờ khiến dân trở tay không kịp, nhà máy phải chịu một phần trách nhiệm.
Trưa 16-10, ông Nguyễn Văn Thông, Phó Giám đốc Nhà máy thủy điện Hố Hô, cho rằng lũ lên nhanh khiến dân bị ngập không phải do thủy điện xả lũ.
Trả lời câu hỏi "nói như vậy là chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh phát biểu sai?" - ông Thông cho rằng: "Không phải là sai mà có thể do mọi người hiểu sai. Có thể do người chấp bút cho ông Khánh sai chứ chúng tôi không phải xả quá nhanh".
Ông Hùng (Võ Mạnh Hùng, Phó Giám đốc Công ty CP Thủy điện Hồ Bốn) cho rằng: "Chúng tôi đã điều tiết xả nước từ ngày 13-10, chứ không phải đến 1.800 m3/ giây ngày mới bắt đầu xả. Lưu lượng tăng dần lên theo thời gian".
Trả lời câu hỏi của PV khi mở toang hết tất cả cửa xả thì lượng nước bao nhiêu?, ông Hùng nói "là 1.800 m3/giây".
Ông Hùng và ông Thông cho rằng lúc 20 giờ đêm 13-10, mới bắt đầu xả lũ và xả lượng rất nhỏ khoảng 50-80 m3/giây. Đến đêm 14-10, Nhà máy thủy điện Hố Hô đã mở hết tất cả cửa xả để bảo vệ nhà máy.
Ông Lê Ngọc Huấn, Chủ tịch UBND huyện Hương Khê, cũng bức xúc cho biết: "Khi chưa mưa thì không xả, lại nhè lúc mưa lớn để xả. Nước trên đổ về, nước sông dâng lên, tôi đề nghị dừng lại từ một đến hai tiếng đồng hồ cho nước rút bớt, điều kiện lúc đó có thể dừng xả một tiếng nhưng lãnh đạo nhà máy không chấp thuận.
Ông Huấn cũng cho biết ngày 14-10, UBND huyện Hương Khê không nhận được thông báo bằng văn bản nào của Nhà máy thủy điện Hố Hô về việc xả lũ, lưu lượng, thời gian để cảnh báo. "Đến lúc 16 giờ chiều 14-10, đại diện nhà máy chỉ thông báo qua điện thoại tới một phó chủ tịch huyện nên cả huyện hoàn toàn bị động".
Còn ông Hùng và ông Thông cho rằng từ ngày 12-10, nhà máy đã gửi công văn về việc xả lũ cho cơ quan chức năng tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình. Ông Hùng nói: "Khi xả lũ hết công suất có điện báo cho các xã, huyện ở phía hạ nguồn bị ảnh hưởng".
"Thủy điện Hố Hô không có chức năng cắt lũ mà chỉ có điều tiết lũ thôi. Đêm 14-10, do mưa lớn có sạt lở ở sườn núi bên phải thân đập nước nên chúng tôi cho tất cả nhân viên, công nhân ra khỏi nhà máy rồi mở hết cửa xả, xả hết công suất là 1.800 m3/giây" - ông Thông nói. Nhà máy thủy điện Hố Hô được vận hành từ năm 2010, có công suất 14 MW, dung tích hồ chứa 38 triệu m3.
ĐẮC LAM
Lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh đã khẳng định: Thủy điện Hố Hô xả lũ bất ngờ khiến người dân "trở tay không kịp"
Nhưng những phản hồi ban đầu của chính quyền sở tại: UBND tỉnh Hà Tĩnh và trực tiếp là từ UBND huyện Hương Khê đã cho thấy, Công ty Cổ phần thủy điện Hồ Bốn- Chủ đầu tư công trình thủy điện này đã không vô can trước thảm họa hàng ngàn ngôi nhà, ruộng vườn của người dân huyện này bị ngập úng nặng.
Như ông Lê Ngọc Huấn, Chủ tịch UBND huyện Hương Khê đã cho biết, Công ty Cổ phần Thuỷ điện Hồ Bốn đã không thông báo kịp thời về việc xả lũ cho chính quyền và người dân trước 2 ngày như quy định. Ông Huấn cũng tỏ ra am hiểu quy trình xả lũ mà Nhà nước đã quy định như hiện nay là các nhà máy thuỷ điện cần phải xả lũ trước, khi đã có những dự báo về áp thấp nhiệt đới. Bởi nguyên lý, nếu không xả trước, đến khi mưa lũ về mới xả thì tình trạng ngập là đương nhiên.
Cho dù phía Công ty Cổ phần Thủy điện Hồ Bốn vẫn một mực giải thích là vẫn xả lũ "đúng quy trình", nhưng những chứng cớ về việc tiếp nhận thông tin xả lũ cũng như kiểm tra thực tế của UBND tỉnh Hà Tĩnh, UBND huyện Hương Khê cho thấy rõ ràng việc xả lũ của Công ty này là bất hợp lý. Ông Đặng Quốc Khánh, Chủ tịch UBND Hà Tĩnhcũng đã khẳng định, việc người dân huyện Hương Khê "không thể trở tay" là do nhà máy thủy điện Hố Hô xả lũ.
Như vậy, dù đoàn công tác của Bộ Công Thương còn chưa vào kịp để kiểm tra, xử lý việc ả lũ của Thuỷ điện Hố Hô thì những thông tin ban đầu của chính quyền tỉnh Hà Tĩnh đã cho thấy phần nào sự thật của nguyên nhân gây ngập úng nặng nề tại huyện Hương Khê của tỉnh này.
Câu chuyện này không đơn giản là việc "gióng lên hồi chuông báo động" về những công trình thuỷ điện xả lũ bừa bãi, gây thiệt hại to lớn về tài sản, sinh mạng cho người dân nữa vì tình trạng xả lũ bất hợp lý của nhiều nhà máy thuỷ điện đã diễn ra không chỉ vài lần, "hồi chuông báo động" đã gióng lên không chỉ một vài lần.
Các năm trước đây, đã có những Nhà máy thuỷ điện xả lũ gây hậu quả nghiêm trọng như Thuỷ điện Bắc Hà (Lào Cai), Thủy điện Đăk Srông 2A (Gia Lai), Thủy điện An Khê- Ka Nak (Gia Lai)...xả lũ trái quy định, gây nhiều thiệt hại cho tài sản, hoa màu của người dân đã phải đền bù. Tuy nhiên, mức đền bù chỉ vài tỷ đồng/vụ đã không đủ tác dụng răn đe với các chủ đầu tư.
Ở đây, vấn đề là các bộ, ngành (trong đó chủ yếu là Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), chính quyền các địa phương hiện nay sẽ xử lý thế nào với các chủ đầu tư các công trình thuỷ điện có vi phạm trong việc xả lũ, gây hậu quả lớn? Nếu chỉ đơn giản là kiểm điểm, rút kinh nghiệm hay xử phạt, buộc bồi thường như ở các vụ việc trước đây, việc này sẽ không đi đến đâu và sẽ còn là nguồn cơn gây nên sự mất niềm tin của người dân và tình trạng coi thường pháp luật của nhiều chủ đầu tư khác.
Trong một nỗ lực nhằm kiểm soát các công trình thuỷ điện vừa và nhỏ đã được ồ ạt cấp phép trước đây, trong các năm 2014-2015, thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về vấn đề này, Bộ Công Thương và UBND các tỉnh, thành phố đã rà soát, loại bỏ hàng trăm công trình, dự án thuỷ điện đã cấp phép nhưng không đảm bảo an toàn về hồ, đập.
Tuy nhiên, với một loạt các sự cố gần đây mà gần nhất là với Nhà máy thuỷ điện Hố Hô, đã đến lúc phải nhìn lại, tiếp tục rà soát, kiểm tra nghiêm ngặt các công trình, dự án thủy điện không phải chỉ mới cấp phép mà kiểm tra, rà soát cả các công trình đang vận hành. Bởi lẽ, có nhiều công trình, dự án cho đến khi hoạt động mới bộc lộ nhiều vấn đề về năng lực quản lý, vận hành, về an toàn kỹ thuật...Và nếu các dự án, công trình đó không sớm được phát hiện, xử lý để đảm bảo an toàn thì nguy cơ gây nên tai họa cho người dân là luôn hiện hữu.
Được biết, trước đây, tại Trung Quốc, một số công trình thuỷ điện có qui mô khá lớn từ vài trăm lên đến cả hàng ngàn MW trên sông Dương Tử sau khi đi vào vận hành, đã có dấu hiệu tác động xấu đến môi trường, chính quyền Trung Quốc đã đình chỉ hoạt động các dự án này cho dù điều đó gây nên những tranh cãi về vấn đề giải quyết quyền lợi cho nhà đầu tư sau khi đóng cửa nhà máy. Nhưng điều này đã nhận được sự ủng hộ tuyệt đối của người dân và các nhà hoạt động bảo vệ môi trường.
Bài học trên hoàn toàn có thể áp dụng ở Việt Nam, một khi đã có những công trình thủy điện sau khi được cấp phép đi vào hoạt động nhưng liên tục gây ra những hậu quả lớn về môi trường, gây thiệt hại lớn cho tài sản, đe doạ sinh mạng, sức khoẻ của người dân.
Nhưng công trình thuỷ điện qui mô nhỏ, chỉ vài chục MW như Thuỷ điện Hố Hô đóng góp không có gì là quá to lớn cho hệ thống điện Việt Nam nhưng chỉ qua đợt mưa lũ này đã bộc lộ rõ những vấn đề bất cập về quản lý, vận hành, về kỹ thuật, rất cần cơ quan hữu trách của Nhà nước xem xét, kiểm tra với trách nhiệm cao nhất của mình. Nếu chúng thực sự không đảm bảo lợi ích về kinh tế-xã hội cho địa phương, năng lực điều hành của chủ đầu tư yếu kém, thậm chí cố ý vi phạm quy định, quy trình về xả lũ, cơ quan chức năng cần xử lý nghiêm, thậm chí nếu đủ điều kiện, cho đóng cửa vĩnh viễn các nhà máy mà chủ đầu tư vi phạm nghiêm trọng quy định đã đặt ra.
Mạnh Quâ
(Chính trị) - Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa quyết định thành lập tổ công tác điều tra việc xả lũ tại Nhà máy Thủy điện Hố Hô. Theo đó, sáng sớm ngày mai 17/10, tổ công tác điều tra sẽ lên đường vào Hà Tĩnh để tiếp cận nhà máy, khảo sát hiện trường, nghiên cứu hồ sơ tài liệu, đồng thời chỉ đạo khắc phục sự cố nếu có.
Liên quan đến việc xả lũ của thủy điện Hố Hô từ ngày 13/10/2016, chủ đầu tư Nhà máy Thủy điện Hố Hô có báo cáo gửi về Bộ Công Thương khẳng định việc xả nước tại Thủy điện Hố Hô được báo trước và đảm bảo tuân thủy các quy định về an toàn kỹ thuật.
Tuy nhiên, trước phản ánh của dư luận, báo chí, chiều 16/10, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đã triệu tập cuộc họp khẩn giữa các đơn vị chức năng yêu cầu báo cáo tình hình thực tế. Đồng thời, yêu cầu các đơn vị chức năng tiến hành kiểm tra tất cả các thủy điện, đặc biệt là Hố Hô thuộc đơn vị mình quản lý, có phương án đề phòng, đảm bảo an toàn đời sống dân sinh tại khu vực quanh nhà máy cũng như cập nhật thông tin diễn biến và kịp thời có phương án đối phó xử lý.
Người đứng đầu ngành công thương cũng khẳng định sẽ kiểm tra và kiên quyết xử lý nghiêm đơn vị nào sai phạm trong việc xả lũ.
Bộ trưởng quyết định thành lập tổ công tác điều tra việc xả lũ tại Nhà máy Thủy điện Hố Hô. Theo đó, sáng sớm ngày mai 17/10, tổ công tác điều tra sẽ lên đường vào Hà Tĩnh để tiếp cận nhà máy, khảo sát hiện trường, nghiên cứu hồ sơ tài liệu, đồng thời chỉ đạo khắc phục sự cố nếu có.
Nhà máy thủy điện Hố Hô thuộc Công ty CP thủy điện Hồ Bốn. Trong đó, Tổng Công ty Điện lực miền Bắc giữ 93,09% cổ phần của Nhà máy Thủy điện Hố Hô. Công suất hai tổ máy 2x7MW, dung tích hồ toàn bộ lên tới 38 triệu m3 và mực nước dâng bình thường 70m.
Trước sự việc xả lũ của thủy điện Hố Hô, ngay trong sáng nay, Bộ trưởng đã gọi điện cho chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh để tìm hiểu thực tế. Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp cũng gọi điện trực tiếp cho ông Vũ Mạnh Hùng, Giám đốc Công ty CP thủy điện Hồ Bốn (đơn vị trực tiếp quản lý, vận hành), yêu cầu thường xuyên gửi báo cáo về tình hình vận hành hồ chứa về Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp để tổng hợp báo cáo.
Đồng thời, yêu cầu ông Hùng gặp và báo cáo trực tiếp lãnh đạo UBND tỉnh Hà Tĩnh và thông tin tới báo chí những nội dung liên quan đến vận hành hồ chứa trong thời gian qua. Rà soát các điểm xung yếu của công trình hồ đập, nhà máy để gia cố, khắc phục chuẩn bị vật tư, phương tiện, ứng trực xử lý các tình huống do mưa, bão gây ra.
Ngoài ra, đơn vị vận hành thuỷ điện Hố Hô cũng được yêu cầu thường xuyên theo dõi mực nước, dự báo mực nước tăng cường về hồ, thông tin dự báo thời tiết, tùy tình huống cụ để có phương án điều tiết hồ chứa đảm bảo an toàn công trình, hạ du. Thường xuyên thông tin cho Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, huyện và các xã khu vực hạ lưu trước khi xả lũ theo quy định; phối hợp với địa phương thông báo cho người dân vùng hạ lưu khi xả lũ.
Trước đó, sau khi nắm chắc thông tin, lắng nghe phản ánh, bức xúc chính đáng của người dân, tại cuộc họp nhanh chỉ đạo công tác ứng phó sau đó, Chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh Đặng Quốc Khánh khẳng định, nhà máy thủy điện Hố Hô xả lũ với lưu lượng từ 500 m3/s – 1.800 m3/s trong lúc mưa lũ lớn, lại thiếu thông tin đầy đủ kịp thời cho địa phương đã khiến người dân hạ du không kịp trở tay.
“Người dân ở đây có kinh nghiệm đối phó với mưa lũ mà người nào cũng than tối 14/10 nước lên nhanh quá, không kịp trở tay. Thuỷ điện xả nước như thế, lũ không nhanh sao được” – ông Khánh nói.
Vì thế, ông Khánh yêu cầu nhà máy thủy điện Hố Hô phải rút kinh nghiệm, lắng nghe cầu thị những phản ánh của người dân, phải phối hợp chặt chẽ với địa phương, tuyên truyền, thông tin, cập nhật kịp thời để bà con biết có kế hoạch, thời gian ứng phó.
(Theo Dân Trí)
EmoticonEmoticon