Selasa, 29 November 2016

Góc nhìn của tôi qua vụ bê bối Vũ Huy Hoàng

Tags

Ông Vũ Huy Hoàng. Ảnh VietTimes
Ông Vũ Huy Hoàng. Ảnh VietTimes

Nhân đọc 2 bài viết của GS Trần Đình Sử và của blogger Lê Anh Hùng

1/ Việc liên đới trách nhiệm bảo kê, đề bạt “đúng quy trình đểu” đối với Trịnh Xuân Thanh, Vũ Quang Hải … đang được làm rùm beng – chỉ là chuyện vặt, “nhỏ như con thỏ”. Bộ ngành, địa phương nào cũng đầy rẫy những vụ việc tiêu cực như vậy, sờ vào đâu là thấy bê bối ở đấy. Đó là sản phẩm của cơ chế hiện hành: cơ chế xin-cho, mua-bán chức danh, quyền lực (bất thành văn). Thực trạng nói trên còn phổ biến khi cơ chế ấy (và nguồn gốc sản sinh ra nó) còn tồn tại. Và khi đó, việc “tìm người tài ở bìa rừng góc núi” như Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói cũng chỉ là câu chuyện chém gió cho vui mà thôi!

2/ Tội tầy trời của Vũ Huy Hoàng được nêu trong bài viết của blogger Lê Anh Hùng trong bài tham khảo số 2 đính kèm theo đây. Tội đó gắn liền mật thiết với trách nhiệm của Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương tiền nhiệm, Ban Cán sự Đảng Chính phủ tiền nhiệm, Bộ Chính trị và BCH Trung ương Đảng khóa 10 và11, nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Đó mới là điều đáng nói, đáng báo động đỏ (SOS!), và cần bạch hóa cho mọi người đều biết.

Các số liệu và tình hình nêu trong bài viết của blogger Lê Anh Hùng đều có đầy đủ trong hồ sơ của Bộ Công an và các Bộ ngành có liên quan. Hãy khui nó ra, phân tích, mổ xẻ, rút kinh nghiệm sâu sắc trên tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, phân tích đúng sự thật và nói rõ sự thật.

3/ Bộ Chính trị (rồi Ban Chấp hành Trung ương) cần họp lại, kiểm điểm sâu sắc, rốt ráo (trên cơ sở có sự chuẩn bị kỹ lưỡng của các Bô, Ban ngành liên quan).

Hãy bình tĩnh, thật bình tĩnh (tôi nhắc lại: “thật bình tĩnh!”) phân tích mọi vấn đề, sự việc có liên quan, có lý có tình, quy trách nhiệm cụ thể từng cá nhân, tập thể, đúc rút bài học kinh nghiệm và đề ra biện pháp khắc phục căn cơ.

4/ Việc làm đó không phải để kỷ luật Đảng, kỷ luật hành chính hay khởi tố, truy tố vị này vị kia là chính, mà để rút kinh nghiệm sâu sắc, đề ra phương hướng nhiệm vụ khả thi thực hiện thành công chương trình tái cơ cấu nền công thương nghiệp nước nhà giai đoạn 2016 – 2025. Trong đó làm rõ trách nhiệm từ Tổng Bí thư, Thủ tướng trở xuống, không thể đổ hết tội lỗi lên đầu nguyên Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng. Đương nhiên Vũ Huy Hoàng phải nhận trách nhiệm chính, nhưng như GS Trần Đình Sử nói: “nếu chỉ một mình Vũ Huy Hoàng, y không thể làm được, ắt phải có cả một hệ thống…”. Một mình Vũ Huy Hoàng làm sao có thể cho “con voi chui lọt qua được lỗ kim”? Vì vậy không thể chỉ nhăm nhăm bắt Vũ Huy Hoàng làm con dê tế thần để chạy tội cho các vị Nông Đức Mạnh, Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng và nhiều cá nhân, tổ chức có liên quan khác!

Bài tham khảo 1 của GS Trần Đình Sử:

ĐÁNH GIÁ VŨ HUY HOÀNG THẾ NÀO CHO ĐÚNG?

Vừa qua Quốc Hội đã thảo luận trường hợp Vũ Huy Hoàng và đưa ra phán quyết: Vũ đã “gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng, Nhà nước, Bộ Công Thương, gây bức xúc trong xã hội”. Phán quyết này được dư luận coi là rất nghiêm khắc, đúng với tội danh của y. Theo tôi hiểu trong nội dung câu văn của phán quyết chỉ có ý nghĩa là cái hậu quả nghiêm trọng mà Vũ đã gây ra là làm ảnh hưởng xấu đến uy tìn của Đảng, Nhà nước, Bộ Công thương, gây bức xúc trong xã hội. Nói cho đúng, nhân dân không mấy ai quan tâm đến uy tín của các cơ quan đoàn thể. Nhân dân chỉ quan tâm lợi ích của Dất nước mà thôi. Vì thế, tôi cho rằng tội của Vũ không phải là làm hại uy tín của các cơ quan được nêu, bởi vì uy tín của các cơ quan ấy là vấn đề riêng của họ, xã hội đã biết và không mấy bức xúc.              

Vấn đề là Vũ Huy Hoàng đã mưu lợi riêng, gây dựng lợi ích nhóm, làm hại lợi ích đất nước, giúp kẻ thù làm suy yếu nền kinh tế của ta. Tội cuả hắn là tôi phản bội nhân dân, đòng loã với kẻ ngày đêm chực làm suy yếu đất nước ta. Và tội đó nếu chỉ một mình y thì y không thể làm được, ắt phải có cả một hệ thống mà y sử dụng. Còn việc gây hại uy tín của ai đó chẳng quan trọng gì đối với nhân dân. Tôi trân trọng đề nghị Quốc Hội khi đánh giá tội lỗi của quan chức cần phải đánh giá theo lợi ích của dân tộc, của nhân dân, chứ không phải theo lợi ích nhóm, dù cho nhóm đó mang tên gì. Theo tôi tội lỗi của Vũ đã được xét trên một cơ sở không đúng đắn. Quốc Hội là cơ quan của nhan dân, do dân bầu mà không đánh giá cán bộ theo lợi ích của nhân dân mà theo uy tín của cơ quan thì là một việc làm không đúng.

Bài tham khảo 2 của blogger Lê Anh Hùng

Trần Nhơn 

(Đàn Chim Việt)

Artikel Terkait


EmoticonEmoticon