Các nhà khảo cổ học gần đây mới phát hiện trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng có hàng nghìn con vật thuộc các loài khác nhau đã được chôn cất cùng ông, đây là lăng mộ hoàng đế có chứa nhiều loài động vật nhất của Trung Quốc được tìm thấy.
Theo thống kê sơ bộ, trong các loài vật trong lăng mộ, ngựa là loài động vật có số lượng nhiều nhất, số lượng này gồm 3 loại là ngựa đất nung ở 3 hầm Binh Mã Dũng 1, 2, 3, ngựa đồng ở hầm xe kéo bằng đồng và xương ngựa ở hầm trại nuôi ngựa. Loài có số lượng nhiều thứ 2 là loài thú quý hiếm và thủy cầm, ngoài ra còn một lượng lớn xương thú đang chờ kiểm định chưa rõ thuộc loài nào.
Võ Lệ Na là nhân viên phụ trách nghiên cứu tại Viện bảo tàng lăng mộ Hoàng đế Tần Thủy Hoàng cho biết, động vật khai quật từ lăng mộ Tần thủy Hoàng có chủng loại vô cùng phong phú, bao gồm động vật bị chôn sống và động vật bằng đất nung, bằng đồng. Ở một mức độ nhất định, kết quả khai quật đã phản ánh cuộc sống hàng ngày của người dân đời Tần, họ đã nắm bắt được tập tính của các loài động vật, từ đó biết cách nuôi dưỡng và sử dụng chúng.
Nghiên cứu cho thấy, người xưa đặc biệt coi trọng cuộc sống trong thế giới “âm” sau khi chết, họ chuẩn bị cho cuộc sống đó cầu kỳ như cuộc sống trên trần gian. Người xưa khi chôn cất thường có tập tục chôn các vật nuôi theo cùng, trong lăng mộ Ai Cập cũng có tiêu bản mèo, chó, cá sấu v.v. Trong lăng mộ của các hoàng đế cổ đại Trung Hoa cũng có những loài động vật chuyên dùng làm thức ăn và “thú nuôi làm cảnh” của con người.
Quá trình khảo cổ đã cho thấy, số loài động vật được sử dụng ở đời Tần có ít nhất là 12 loài. Thời xa xưa ngựa là lực lượng chiến đấu vì thế loài này luôn chiếm một vị trí đặc biệt; hươu hoẵng là loài động vật hoang dã chuyên được săn bắn; các loài cá cua và gà dê được dùng làm thực phẩm; loài giáp xác như ngao, ốc được dùng làm đồ trang sức; các loài chim như thiên nga, hạc được nhốt vào lồng làm vật nuôi cảnh.
Võ Lệ Na cho biết, trong hầm chứa động vật quý hiếm khai quật được một số loài ăn cỏ như hươu, hoẵng và một số loài động vật ăn tạp; hầm thủy cầm tổng cộng khai quật được 46 loài bằng đồng xanh, trong đó hạc có 6 con, thiên nga 20 con, còn lại là hồng nhạn và các loài khác; tại phần mộ ở thôn Thượng Tiêu tìm thấy đồ trang sức bằng vỏ các loài giáp xác, xương dê, xương gà, phía bắc khu mộ tìm thấy hạt trân châu; tại hầm mộ lớn số 1 ở phía bắc khu lăng mộ tìm thấy mẫu xương của hơn 10 loài chim, thú và cá v.v.
Ông Châu Thiết – kỹ sư trưởng của viện bảo tàng lăng mộ Tần Thủy Hoàng trước đó cho biết, trong khu lăng mộ của hoàng đế Tần Thủy Hoàng đã phát hiện hơn 400 hầm chôn lớn nhỏ, xung quanh phát hiện thêm hàng chục ngôi mộ và hầm chôn cất có kích thước khác nhau, trong đó chứa một lượng lớn áo giáp, mũ v.v. tất cả đều được làm bằng đá.
Tư liệu đã cho thấy, lăng mộ Tần Thủy Hoàng là lăng mộ của vị đế vương đầu tiên của Trung Quốc. Khu lăng mộ được xây dựng từ năm 247 đến năm 208 trước công nguyên tại Li Sơn khu Lâm Đồng cách thành phố Tây An tỉnh Thiểm Tây Trung Quốc 31 km về phía đông, khu vực này được gọi là khu Lệ Sơn đến nay đã hơn 2000 năm tuổi.
Tần Thủy Hoàng là vị hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc, trong nền văn minh Trung Quốc 5000 năm, đây là vị hoàng đế tài giỏi, mưu lược, vĩ đại nhất của Trung Quốc, trong cuộc đời gần 50 năm của mình, ông đã làm được những việc vô cùng vĩ đại như thống nhất thiên hạ, khẳng định ngôi vị “hoàng đế”, hủy bỏ chế độ cũ, chia đất nước thành các quận huyện, thiết lập hệ thống quản lý theo các cấp, thống nhất chữ viết, thống nhất dụng cụ đo lường và tiền tệ, thống nhất luật pháp, quy định, làm đường xá có phân chia làn, xây Vạn lý Trường Thành, xây dựng hệ thống kênh mương, xây dựng Cung A Phòng. Ông đã để lại cho hậu thế một khu lăng mộ Li Sơn vô cùng thần bí.
Cùng xem video dưới đây nhé:
Quỳnh Chi
Những chuyện kỳ bí đến khó tin trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng khiến hậu thế phải rùng mình
Trần Quỳnh |
Hàng thế kỷ qua, những giai thoại kỳ lạ xung quanh lăng mộ Tần Thủy Hoàng đã phủ lên nơi đây một màn khói sương huyền bí.
Tần Thủy Hoàng là vị hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Hoa xây dựng lăng mộ cho chính mình. Công trình này nằm tại Hàm Dương (Thiểm Tây – Trung Quốc), được phát hiện lần đầu vào năm 1974.
Nằm sâu trong lòng đất tại một ngọn đồi ở miền trung của Trung Quốc hơn 2000 năm qua, ngôi mộ được bao quanh bởi con hào chứa đầy thủy ngân ấy được bao quanh bởi không ít bí mật, giai thoại truyền kỳ.
Cho tới ngày nay, những câu chuyện tâm linh kỳ bí xoay quanh lăng mộ của Tần Thủy Hoàng vẫn được lưu truyền và trở thành nỗi ám ảnh của hậu thế.
Mũ tử ngọc và lời nguyền chết chóc
Giai thoại tâm linh được lưu truyền nhiều nhất phải kể đến lời nguyền xoay quanh vật trân bảo bị chôn vùi ngay trong chính khu lăng mộ Tần Thủy Hoàng – chiếc mũ tử ngọc.
Tương truyền rằng, mũ tử ngọc được Tần vương sai người chế tạo để tặng cho một danh kỹ. Nhưng vật còn chưa trao tới tay người thì Hoàng đế băng hà, chiếc mũ ấy cũng theo Thủy Hoàng xuống lăng mộ cùng yên giấc ngàn thu.
Giai thoại kể lại rằng, năm xưa từng có một đội khảo cổ nhận nhiệm vụ khai quật các thông đạo vào lăng Tần Thủy Hoàng. Sau một thời gian đào bới, họ phát hiện ra được một đường hầm, nhưng càng đi sâu vào trong càng thấy khó thở, lại ngửi thấy mùi thi thể thối rữa.
Đội khảo cổ đánh liều tiếp tục đi về trước, phát hiện cách đó không xa có một cửa động có thể tiến vào. Một người trong số đó liền buộc dây vào thắt lưng và đi về phía cửa động.
Sau một hồi không thấy động tĩnh của người, đoàn khảo cổ linh tính có chuyện chẳng lành, liền lần theo dây thừng đi vào phía bên trong. Không ngờ rằng vừa với tới nơi đã thấy đồng đội mình chết rất thảm khốc mà không rõ nguyên nhân.
Lúc đó, có người bất chợt phát hiện ra chiếc mũ tử ngọc. Khi trưởng đoàn kể lại lai lịch của chiếc mũ này, người kia liền biết đó là vật quý, định mang ra ngoài. Nhưng vừa đụng đến mũ tử ngọc, toàn bộ hang động bắt đầu rung chuyển và sập xuống.
Đoàn khảo cổ vội vã chạy ra ngoài mới thoát khỏi kiếp nạn chôn thây nơi hầm mộ. Chiếc mũ tử ngọc ấy mãi nằm lại trong đống đổ nát, nhưng giai thoại kinh dị về nó đã lan truyền khắp nơi.
Chim yến bằng vàng lưu lạc hàng thế kỷ
"Tam phụ cố sự" có ghi lại: Khi Tây Sở Bá Vương Hạng Vũ diệt nhà Tần, vì mang lòng căm hận với sự tàn bạo của Tần Thủy Hoàng nên đã cho 30 vạn quân quật lăng mộ.
Kỳ lạ thay, trong khi đào bới, từ bên trong lăng mộ có một con chim yến bằng vàng vụt bay ra ngoài, cứ hướng về phía nam mà bay đi.
Mấy trăm năm sau, vào thời Tam Quốc, ở phía nam có Thái thú Trương Thiện được người dâng tặng một con chim yến bằng vàng. Từ văn tự ghi trên người con chim này, Trương Thiện liền biết đó chính là linh vật thoát ra từ lăng Tần Thủy Hoàng trước mắt đoàn người của Hạng Vũ năm nào.
Địa cung có âm binh canh gác
Về địa cung trong lăng mộ của Tần Thủy Hoàng, còn có giai thoại truyền lại rằng nơi đây được "âm binh" canh giữ.
Theo đó, vào ban đêm, khi áp tai xuống đất, người ta còn nghe thấy tiếng quân hô ngựa hí, khí thế ầm ầm như ra trận. Tần Thủy Hoàng ở đó vẫn thường xem duyệt binh, cai quản thành trì, thanh danh oai hùng như thời còn tại thế.
Cho tới ngày nay, địa cung bên trong ngôi mộ Tần Thủy Hoàng cùng những giai thoại xung quanh khu lăng mộ ấy vẫn là bí ẩn lớn đối với hậu thế.
theo Trí Thức Trẻ
Xem thêm:
EmoticonEmoticon