Việt Nam, cùng với Trung Quốc và một vài nước nhỏ hơn được biết đến như những thành trì cuối cùng của chủ nghĩa Cộng sản trên thế giới.
Việt Nam một thời theo mô hình kinh tế và xã hội Liên Xô |
Kể từ sự sụp đổ của Liên Bang Xô Viết, chủ nghĩa Cộng sản ở Việt Nam đã phải thay đổi rất nhiều để tồn tại trong hoàn cảnh mới.
Sự quay lưng lại nền kinh tế tập trung bao cấp để hướng tới tư bản thị trường đã đưa một quốc gia nghèo đói lạc hậu chuyển mình thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh bậc nhất thế giới.
Từ nền kinh tế tư bản hóa
Nhiều khách du lịch quốc tế đến Việt Nam thực sự ngỡ ngàng khi tận mắt chứng kiến một đất nước Cộng sản hoàn toàn khác xa với những gì họ tưởng tượng.
Trên những đường phố tấp nập xe cộ là hình ảnh của đồ ăn nhanh, hàng hiệu và đồ điện tử Apple, nhứng biểu tượng của chủ nghĩa tư bản.
Truyền thông thì ngày càng trở nên thực dụng tranh cãi nhau xem cô người mẫu anh diễn viên nào diện áo quần đắt hơn, hoặc đại gia nào giàu hơn trên sàn chứng khoán.
Chủ nghĩa tiêu dùng như đang cuốn tất cả mọi người vào cơn kích động mạnh chưa từng có, để rồi bất chợt nhiều người tự hỏi, Việt Nam còn mấy phần Cộng sản.
Trong một khảo sát của trung tâm nghiên cứu Pew Research đặt tại Washington DC, có đến tận 95% người Việt được khảo sát đặt niềm tin vào sự dẫn dắt của thị trường tự do, cao hơn hẳn các quốc gia tư bản như Mỹ hay Hàn Quốc, hoặc thậm chí là Trung Quốc, đất nước có nhiều tương đồng về kinh tế và chính trị.
Điều này minh chứng rằng không còn mấy người Việt Nam còn tin tưởng vào định hướng xã hội chủ nghĩa.
Triết học Mác Lê Nin giờ đây không còn được dùng như kim chỉ nam cho các nhà hoạch định chính sách.
Dân TPHCM đến ăn quán Mỹ McDonald's |
Nếu ai đó còn nhắc đến học thuyết Mác xít thì có lẽ chỉ là trên những giảng đường thiếu sinh viên, hoặc ngoài quán nước như những câu chuyện cười cợt siêu thực về một thời quá đỗi lãng mạn mà không ai còn muốn kể nữa.
Cho đến các Chính sách an sinh xã hội mất cân bằng
Có một sự hiểu lầm rất lớn của nhiều người phương Tây về Việt Nam, một trong những nước xã hội chủ nghĩa cuối cùng, đó là các nước XHCN hướng trọng tâm lớn vào các Chính sách an sinh như giáo dục, y tế, hưu trí và thất nghiệp.
Đây là nền tảng cơ bản của CNXH để giải thích cho tính chính danh của Đảng Cộng sản.
Nhưng cuộc đình công lớn gần đây ở khu công nghiệp ngoại ô Sài Gòn như một cú tát phủ nhận tất cả. Người lao động đứng trước nguy cơ mất trắng tiền trợ cấp khi quỹ Bảo hiểm có nguy cơ tan vỡ.
Cần phải nhấn mạnh là đây là số tiền do các doanh nghiệp có trách nhiệm đóng góp cho người lao động, hay nói cách khác là được trích ra từ lương làm công của chính họ, không phải là từ tiền thuế do Nhà nước trợ cấp.
Bản thân các Tổ chức Công đoàn, với được đặc cấp cho quyền lực lớn trong chế độ XHCN với vai trò bảo vệ người lao động, thì nay gần như trở thành một hình thức vô tích sự mà thực chất là bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp hơn là người lao động.
Có nhiều nghi ngờ rằng Công đoàn trong các Khu chế xuất còn tiếp tay cho lực lượng an ninh trấn áp các cuộc đình công tự phát.
Điều này hoàn toàn trái ngược với vai trò của Công đoàn ở các quốc gia tư bản phát triển.
Cần phải hiểu theo đúng nghĩa, không có đất nước nào là tuyệt đối “tư bản” hay “XHCN”.
Những quốc gia tư bản phát triển Tây Âu thực tế chịu ảnh
hưởng lớn từ phe cánh tả, vốn luôn trọng tâm vào các chính sách ngăn chặn bất bình đẳng để hướng tới xã hội nhân văn hơn.
Ví dụ như ở Đức, tất cả mọi người được đảm bảo được tận hưởng một nền giáo dục miễn phí cho tới tận Đại học.
Nhà nước cũng cung cấp y tế miễn phí cho tất cả người dân với yêu cầu là tất cả mọt người phải có bảo hiểm.
Bảo hiểm y tế được chi trả dựa vào mức thu nhập, nghĩa là người thu nhập thấp đóng ít hơn người có thu nhập cao và phù hợp với khả năng chi trả của mình.
Người già được hưởng lương hưu, người thất nghiệp cũng được hưởng trợ cấp, không nhiều nhưng đủ chi tiêu cho những nhu cầu cơ bản
Trong trường hợp của Việt Nam, chi phí cho giáo dục và y tế là gánh nặng thường trực cho nhiều hộ gia đình.
Cấp tiểu học là cấp học duy nhất Nhà nước chia sẻ một nửa học phí, nửa còn lại phụ huynh phải tự đóng.
Các chi phí phát sinh trên thực tế như phí xây dựng, vệ sinh, thậm chí quà bánh cho giáo viên còn lớn hơn rất nhiều.
Nếu cộng tất cả những chi phí này lại, các hộ gia đình Việt Nam chắc hẳn chi cho giáo dục trên thu nhập đầu người nhiều hơn bất cứ quốc gia nào trên thế giới.
Chi phí y tế cũng thực sự là một gánh nặng vô cùng lớn ở Việt Nam. Theo một thống kê trên báo nhân dân, tỷ lệ chi từ tiền túi bệnh nhân ở Việt Nam là 50%, quá cao so với 13.1% ở Thái Lan, 35% ở Malaysia hay 20% mức trung bình chung của thế giới.
Cũng như giáo dục, khi đến bệnh viện người bệnh ngoài viện phí còn phải chi nhiều khoản khác mà tựu chung là “phong bì”.
Cuộc biểu tình ở Tân Tạo cho thấy Công đoàn của Đảng Cộng sản không vì công nhân |
Song hành với viện phí là giá thuốc cũng cao bậc nhất khu vực.
Các khoản phí này tác động mạnh nhất lên nhóm có thu nhập dưới đáy. Có tới gần 60% số hộ gia đình nghèo mắc nợ do chi phí khám chữa bệnh và 67% phải vay mượn tiền để chi trả điều trị nội trú.
So sánh với Cuba, đất nước còn ở giai đoạn “Cộng sản thuần khiết”, dù thu nhập đầu người thấp hơn nhưng hệ thống y tế ở đây hoàn toàn miễn phí đối với tất cả các thành phần xã hội.
Thành tựu y tế của Cuba đáng nể đến mức nhiều quốc gia phát triển hơn cũng phải ngưỡng mộ.
Chi tiêu Công thiếu minh bạch
Việt Nam sử dụng tới 20% ngân sách cho giáo dục, cao hàng đầu thế giới. Dù chi tiêu nhiều nhưng tiến bộ của ngành giáo dục không mấy khả quan.
Điều này là không đáng ngạc nhiên khi nhìn vào công cuộc cải cách giáo dục càng chi càng trì trệ.
Năm 2014, Bộ GDDT trình lên đề án đổi mới sách giáo khoa sau năm 2015 dự toàn hơn 34000 tỷ đồng. Gần 1.5 tỷ USD chỉ để thay sách khiến dư luận không khỏi kinh ngạc.
Chắc hẳn người được lợi nhiều nhất không phải là học sinh sinh viên, nhân tố trung tâm của ngành giáo dục.
Các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế ở Việt Nam được dự báo là sẽ vỡ từ nhiều năm trước.
Đây là hệ quả trực tiếp từ việc sử dụng nguồn vốn từ thuế và đóng góp của người lao động để đầu tư thiếu minh bạch.
Những cuộc đình công lớn gần đây cũng là hồi chuông cảnh tỉnh khi nguy cơ các quỹ này mất khả năng chi trả càng lúc càng lớn.
Dù Chính phủ đã có phương án xoa dịu bằng việc đảm bảo người lao động sẽ được nhận đủ tiền, vấn đề là tính khả thi như thế nào khi nợ công càng lúc càng lớn.
Một Việt Nam thị trường chủ nghĩa
Việt Nam có lẽ là nước duy nhất trên thế giới trực tiếp công khai “Xã hội Chủ nghĩa” trên Quốc hiệu, nhưng là quốc gia có rất ít chính sách để đảm bảo bình đẳng xã hội.
Thực tế, ranh giới giàu nghèo và quyền lợi tầng lớp trên và dưới được hưởng đang ngày càng phân cấp dữ dội.
Một trong những di sản lớn nhất mà Chủ nghĩa Cộng sản để lại là các Tổng công ty, Tập đoàn Nhà nước vốn có đặc ân đặc biệt để tiếp cận các nguồn tài nguyên của quốc gia, hoặc ưu tiên về Pháp luật.
Xin mời quý độc giả xem Video : Ngân hàng Nhà nước đổi 25.000VND lấy 1 đồng tiền mới, tiền đồng có giá trị hơn USD?
Những Tổng công ty, tập đoàn này về nguyên tắc phải sử dụng những đặc ân này làm động lực cho kinh tế đất nước, nhưng trên thực tế đang tạo lực cản phát triển.
Tôi còn nhớ những năm 90 khi đất nước mới mở của, mọi người còn hỏi nhau “hàng Nhà nước hay gia công”, ý nói hàng hóa do Nhà nước sản xuất luôn được ưu tiên hơn tư nhân.
Bây giờ thì hoàn toàn khác, nhiều tập đoàn nhà nước do quản lý kém và tham nhũng tràn lan làm xói mòn niềm tin của dân chúng vào nỗ lực dẫn dắt của Chính phủ.
Những vấn đề này thách thức trực tiếp vào tính chính đáng của giới lãnh đạo, cũng như đặt một dấu hỏi lớn lên đường lối XHCN mà Chính phủ Việt Nam vẫn một mực cho là “đúng đắn”.
Việt Nam, cùng với Trung Quốc và một vài nước nhỏ hơn được biết đến như những thành trì cuối cùng của chủ nghĩa Cộng sản trên thế giới.
Việt Nam một thời theo mô hình kinh tế và xã hội Liên Xô |
Kể từ sự sụp đổ của Liên Bang Xô Viết, chủ nghĩa Cộng sản ở Việt Nam đã phải thay đổi rất nhiều để tồn tại trong hoàn cảnh mới.
Sự quay lưng lại nền kinh tế tập trung bao cấp để hướng tới tư bản thị trường đã đưa một quốc gia nghèo đói lạc hậu chuyển mình thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh bậc nhất thế giới.
Từ nền kinh tế tư bản hóa
Nhiều khách du lịch quốc tế đến Việt Nam thực sự ngỡ ngàng khi tận mắt chứng kiến một đất nước Cộng sản hoàn toàn khác xa với những gì họ tưởng tượng.
Trên những đường phố tấp nập xe cộ là hình ảnh của đồ ăn nhanh, hàng hiệu và đồ điện tử Apple, nhứng biểu tượng của chủ nghĩa tư bản.
Truyền thông thì ngày càng trở nên thực dụng tranh cãi nhau xem cô người mẫu anh diễn viên nào diện áo quần đắt hơn, hoặc đại gia nào giàu hơn trên sàn chứng khoán.
Chủ nghĩa tiêu dùng như đang cuốn tất cả mọi người vào cơn kích động mạnh chưa từng có, để rồi bất chợt nhiều người tự hỏi, Việt Nam còn mấy phần Cộng sản.
Trong một khảo sát của trung tâm nghiên cứu Pew Research đặt tại Washington DC, có đến tận 95% người Việt được khảo sát đặt niềm tin vào sự dẫn dắt của thị trường tự do, cao hơn hẳn các quốc gia tư bản như Mỹ hay Hàn Quốc, hoặc thậm chí là Trung Quốc, đất nước có nhiều tương đồng về kinh tế và chính trị.
Điều này minh chứng rằng không còn mấy người Việt Nam còn tin tưởng vào định hướng xã hội chủ nghĩa.
Triết học Mác Lê Nin giờ đây không còn được dùng như kim chỉ nam cho các nhà hoạch định chính sách.
Dân TPHCM đến ăn quán Mỹ McDonald's |
Nếu ai đó còn nhắc đến học thuyết Mác xít thì có lẽ chỉ là trên những giảng đường thiếu sinh viên, hoặc ngoài quán nước như những câu chuyện cười cợt siêu thực về một thời quá đỗi lãng mạn mà không ai còn muốn kể nữa.
Cho đến các Chính sách an sinh xã hội mất cân bằng
Có một sự hiểu lầm rất lớn của nhiều người phương Tây về Việt Nam, một trong những nước xã hội chủ nghĩa cuối cùng, đó là các nước XHCN hướng trọng tâm lớn vào các Chính sách an sinh như giáo dục, y tế, hưu trí và thất nghiệp.
Đây là nền tảng cơ bản của CNXH để giải thích cho tính chính danh của Đảng Cộng sản.
Nhưng cuộc đình công lớn gần đây ở khu công nghiệp ngoại ô Sài Gòn như một cú tát phủ nhận tất cả. Người lao động đứng trước nguy cơ mất trắng tiền trợ cấp khi quỹ Bảo hiểm có nguy cơ tan vỡ.
Cần phải nhấn mạnh là đây là số tiền do các doanh nghiệp có trách nhiệm đóng góp cho người lao động, hay nói cách khác là được trích ra từ lương làm công của chính họ, không phải là từ tiền thuế do Nhà nước trợ cấp.
Bản thân các Tổ chức Công đoàn, với được đặc cấp cho quyền lực lớn trong chế độ XHCN với vai trò bảo vệ người lao động, thì nay gần như trở thành một hình thức vô tích sự mà thực chất là bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp hơn là người lao động.
Có nhiều nghi ngờ rằng Công đoàn trong các Khu chế xuất còn tiếp tay cho lực lượng an ninh trấn áp các cuộc đình công tự phát.
Điều này hoàn toàn trái ngược với vai trò của Công đoàn ở các quốc gia tư bản phát triển.
Cần phải hiểu theo đúng nghĩa, không có đất nước nào là tuyệt đối “tư bản” hay “XHCN”.
Những quốc gia tư bản phát triển Tây Âu thực tế chịu ảnh
hưởng lớn từ phe cánh tả, vốn luôn trọng tâm vào các chính sách ngăn chặn bất bình đẳng để hướng tới xã hội nhân văn hơn.
Ví dụ như ở Đức, tất cả mọi người được đảm bảo được tận hưởng một nền giáo dục miễn phí cho tới tận Đại học.
Nhà nước cũng cung cấp y tế miễn phí cho tất cả người dân với yêu cầu là tất cả mọt người phải có bảo hiểm.
Bảo hiểm y tế được chi trả dựa vào mức thu nhập, nghĩa là người thu nhập thấp đóng ít hơn người có thu nhập cao và phù hợp với khả năng chi trả của mình.
Người già được hưởng lương hưu, người thất nghiệp cũng được hưởng trợ cấp, không nhiều nhưng đủ chi tiêu cho những nhu cầu cơ bản
Trong trường hợp của Việt Nam, chi phí cho giáo dục và y tế là gánh nặng thường trực cho nhiều hộ gia đình.
Cấp tiểu học là cấp học duy nhất Nhà nước chia sẻ một nửa học phí, nửa còn lại phụ huynh phải tự đóng.
Các chi phí phát sinh trên thực tế như phí xây dựng, vệ sinh, thậm chí quà bánh cho giáo viên còn lớn hơn rất nhiều.
Nếu cộng tất cả những chi phí này lại, các hộ gia đình Việt Nam chắc hẳn chi cho giáo dục trên thu nhập đầu người nhiều hơn bất cứ quốc gia nào trên thế giới.
Chi phí y tế cũng thực sự là một gánh nặng vô cùng lớn ở Việt Nam. Theo một thống kê trên báo nhân dân, tỷ lệ chi từ tiền túi bệnh nhân ở Việt Nam là 50%, quá cao so với 13.1% ở Thái Lan, 35% ở Malaysia hay 20% mức trung bình chung của thế giới.
Cũng như giáo dục, khi đến bệnh viện người bệnh ngoài viện phí còn phải chi nhiều khoản khác mà tựu chung là “phong bì”.
Cuộc biểu tình ở Tân Tạo cho thấy Công đoàn của Đảng Cộng sản không vì công nhân |
Song hành với viện phí là giá thuốc cũng cao bậc nhất khu vực.
Các khoản phí này tác động mạnh nhất lên nhóm có thu nhập dưới đáy. Có tới gần 60% số hộ gia đình nghèo mắc nợ do chi phí khám chữa bệnh và 67% phải vay mượn tiền để chi trả điều trị nội trú.
So sánh với Cuba, đất nước còn ở giai đoạn “Cộng sản thuần khiết”, dù thu nhập đầu người thấp hơn nhưng hệ thống y tế ở đây hoàn toàn miễn phí đối với tất cả các thành phần xã hội.
Thành tựu y tế của Cuba đáng nể đến mức nhiều quốc gia phát triển hơn cũng phải ngưỡng mộ.
Chi tiêu Công thiếu minh bạch
Việt Nam sử dụng tới 20% ngân sách cho giáo dục, cao hàng đầu thế giới. Dù chi tiêu nhiều nhưng tiến bộ của ngành giáo dục không mấy khả quan.
Điều này là không đáng ngạc nhiên khi nhìn vào công cuộc cải cách giáo dục càng chi càng trì trệ.
Năm 2014, Bộ GDDT trình lên đề án đổi mới sách giáo khoa sau năm 2015 dự toàn hơn 34000 tỷ đồng. Gần 1.5 tỷ USD chỉ để thay sách khiến dư luận không khỏi kinh ngạc.
Chắc hẳn người được lợi nhiều nhất không phải là học sinh sinh viên, nhân tố trung tâm của ngành giáo dục.
Các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế ở Việt Nam được dự báo là sẽ vỡ từ nhiều năm trước.
Đây là hệ quả trực tiếp từ việc sử dụng nguồn vốn từ thuế và đóng góp của người lao động để đầu tư thiếu minh bạch.
Những cuộc đình công lớn gần đây cũng là hồi chuông cảnh tỉnh khi nguy cơ các quỹ này mất khả năng chi trả càng lúc càng lớn.
Dù Chính phủ đã có phương án xoa dịu bằng việc đảm bảo người lao động sẽ được nhận đủ tiền, vấn đề là tính khả thi như thế nào khi nợ công càng lúc càng lớn.
Một Việt Nam thị trường chủ nghĩa
Việt Nam có lẽ là nước duy nhất trên thế giới trực tiếp công khai “Xã hội Chủ nghĩa” trên Quốc hiệu, nhưng là quốc gia có rất ít chính sách để đảm bảo bình đẳng xã hội.
Thực tế, ranh giới giàu nghèo và quyền lợi tầng lớp trên và dưới được hưởng đang ngày càng phân cấp dữ dội.
Một trong những di sản lớn nhất mà Chủ nghĩa Cộng sản để lại là các Tổng công ty, Tập đoàn Nhà nước vốn có đặc ân đặc biệt để tiếp cận các nguồn tài nguyên của quốc gia, hoặc ưu tiên về Pháp luật.
Xin mời quý độc giả xem Video : Ngân hàng Nhà nước đổi 25.000VND lấy 1 đồng tiền mới, tiền đồng có giá trị hơn USD?
Những Tổng công ty, tập đoàn này về nguyên tắc phải sử dụng những đặc ân này làm động lực cho kinh tế đất nước, nhưng trên thực tế đang tạo lực cản phát triển.
Tôi còn nhớ những năm 90 khi đất nước mới mở của, mọi người còn hỏi nhau “hàng Nhà nước hay gia công”, ý nói hàng hóa do Nhà nước sản xuất luôn được ưu tiên hơn tư nhân.
Bây giờ thì hoàn toàn khác, nhiều tập đoàn nhà nước do quản lý kém và tham nhũng tràn lan làm xói mòn niềm tin của dân chúng vào nỗ lực dẫn dắt của Chính phủ.
Những vấn đề này thách thức trực tiếp vào tính chính đáng của giới lãnh đạo, cũng như đặt một dấu hỏi lớn lên đường lối XHCN mà Chính phủ Việt Nam vẫn một mực cho là “đúng đắn”.
Việt Nam của ngày hôm nay chắc chắc không còn là một Việt Nam Cộng sản của những năm tháng mới giải phóng.
Thời gian này có trào lưu nhiều quán cà phê mới mở chọn phong cách như thời bao cấp.
Có lẽ đâu đó còn có ít nhiều nuối tiếc về những ngày tháng thiếu thốn nhưng công bằng, nhưng chắc hẳn không ai còn muốn quay lại nữa.
Thanh Doan
(BBC)
Việt Nam của ngày hôm nay chắc chắc không còn là một Việt Nam Cộng sản của những năm tháng mới giải phóng.
Thời gian này có trào lưu nhiều quán cà phê mới mở chọn phong cách như thời bao cấp.
Có lẽ đâu đó còn có ít nhiều nuối tiếc về những ngày tháng thiếu thốn nhưng công bằng, nhưng chắc hẳn không ai còn muốn quay lại nữa.
Thanh Doan
(BBC)
EmoticonEmoticon