Senin, 28 November 2016

Tại sao hay xuất hiện tin đồn đổi tiền?; Người Hoa ở Chợ Lớn tung tin đồn đổi tiền

Tags

0

Tại sao hay xuất hiện tin đồn đổi tiền?
Điểm chung của những tin đồn như đổi tiền, phát hành tờ 1 triệu đồng là đều xuất hiện từ các nguồn không chính thức. Cớ gì những tin vô căn cứ như vậy lại có "đất sống"?

Những tin đồn liên quan đến tiền xuất hiện trong vài năm gần đây phần lớn đều dựa trên một vấn đề có thật xảy ra trước đó. Gần đây nhất, tin đồn Ngân hàng Nhà nước sẽ đổi tiền râm ran trên thị trường khi Ban soạn thảo Hiến pháp đưa ra ý kiến đổi tên nước thành Việt Nam dân chủ cộng hòa. Còn trước đó, cuối năm 2011, khi lạm phát bắt đầu leo thang, Ngân hàng Nhà nước chính thức phá giá đồng Việt Nam 9,3% bằng cách nâng tỷ giá liên ngân hàng từ 18.932 đồng/USD lên mức 20.693 đồng, trên thị trường cũng lan truyền thông tin sẽ đổi tiền và phát hành tờ 1 triệu đồng.

Điểm chung của nhiều tin đồn là đều có xuất phát điểm từ những nguồn không chính thức. Tin đồn sẽ đổi tiền khi đổi tên nước ban đầu được một số trang mạng đưa tin, ngay sau đó, lan truyền nhanh tới mức trên thị trường, tỷ giá đôla Mỹ bất ngờ nhảy vọt, bất chấp ngày cuối tuần và đang ở kỳ nghỉ lễ giỗ tổ 10/3. Tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do ở Hà Nội có lúc đã lên tới 21.500 đồng - mức cao đột biến trong nhiều tháng trở lại đây. 

Còn trước đó, thông tin sẽ đổi tiền cộng với việc phát hành tờ 1 triệu đồng xuất hiện năm 2011 cũng do một số trang mạng đăng tải, sau đó lan truyền rộng rãi, “đến tai” giới truyền thông và cơ quan hữu quan.

 Thất thiệt và không có cơ sở, song những tin đồn liên quan đến tiền trong thời gian vừa qua vẫn có "đất sống" một phần nhiều là do tâm lý yếu, ít tin tưởng vào đồng Việt Nam của một bộ phận người dân.

Trước những sự việc đó, Ngân hàng Nhà nước đã lên tiếng bác bỏ. Với thông tin đổi tiền khi đổi tên nước, sau bài phỏng vấn với một quan chức thuộc Vụ quản lý Ngân hàng Nhà nước xuất hiện, đến chiều 22/4, văn bản công khai với nội dung đó là tin đồn thất thiệt và khuyên người dân nên bình tĩnh được đưa ra. Còn trước đó, với tin đồn phá giá Việt Nam đồng sẽ dẫn tới đổi tiền, phát hành tờ 1 triệu đồng, Ngân hàng Nhà nước cũng khẳng định, đó hoàn toàn là thông tin bịa đặt, không có cơ sở.

Bình luận về các tin đồn liên quan đến tiền tại Việt Nam diễn ra trong thời gian qua, một chuyên gia trong lĩnh vực tài chính ngân hàng cho rằng, cần phải hiểu những tin đồn đó hoàn toàn không có cơ sở. Vị này đánh giá cao sự phản ứng nhanh của Ngân hàng Nhà nước trước mỗi tin đồn, đặc biệt là tin sẽ đổi tiền diễn ra trong những ngày vừa qua. 

“Tâm lý người Việt mình khá yếu, nếu không nói là thường xuyên nghe và hành động kiểu ‘té nước theo mưa’, do đó, nhiều khi bị lợi dụng chỉ vì những tin tức vô căn cứ, vô hình trung làm lợi cho những đối tượng tung tin đồn”. Ông này cũng cho biết, một số tin đồn xuất hiện từ cơ sở các sự việc thực tế, nhưng chiếu ra hoàn cảnh kinh tế, xã hội tại thời điểm đó đều không thể là sự thật, nên hoàn toàn không tin được.

Vị chuyên gia cũng nói thêm, tại Việt Nam, trong thời gian qua, đồng Việt Nam có giá hơn, song sức hấp dẫn của nhiều kênh đầu tư khác như vàng, USD cũng không nhỏ. Do đó, để tạo biến động, giới đầu cơ khôn ngoan có thể tung ra một số tin đồn thất thiệt để tạo lợi ích cho mình, đánh vào tâm lý yếu đuối của một bộ phận người dân để “thổi” cái mà họ định “thổi”. 

“Tin đồn luôn gắn với con người, và nếu suy nghĩ logic một chút với những thông tin kiểu đổi tiền khi đổi tên nước, phát hành tờ 1 triệu đồng khi lạm phát tăng… chẳng ai không ‘có vấn đề’ lại đi tin để rồi làm lợi cho một nhóm người nào đó”, ông kết luận.

Còn theo ý kiến của Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính đã từng có thời gian làm ngân hàng ở Mỹ, trong nền kinh tế có độ mở ít, thông tin không thông thoáng và đầy đủ, cơ quan chức năng không đưa nhiều tin tức thì việc xuất hiện tin đồn là hiện tượng tất yếu. Khi hiểu được đó là những tin đồn vô căn cứ, không có thật, người dân và nhà đầu tư cần phải bình tĩnh để không bị “lợi dụng” bởi những kẻ tung ra các tin đồn này. 

“Ngay với tin đồn Ngân hàng Nhà nước đổi tiền xuất hiện trong những ngày vừa qua và bị bác bỏ, nghe cũng biết đó chỉ là sự đồn thổi vô căn cứ vì chẳng có lý do gì để đổi tiền ở thời điểm này khi mà tất cả các mệnh giá được sử dụng khá hữu hiệu, giá trị đồng Việt Nam đang ổn định”, chuyên gia nói trên nhận định.

Từng có kinh nghiệm làm việc tại Mỹ, ông Hiếu bày tỏ, thị trường tài chính nước này cũng có những tin đồn, chủ yếu liên quan đến một số kế hoạch, động thái lên xuống của lãi suất. Ở những nền kinh tế có độ mở cao hơn, tin đồn chủ yếu xuất hiện với mục đích “làm giá” cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, nhưng cũng dễ kiếm chứng hơn do hệ thống thông tin mở không giới hạn. Do đó, việc các cơ quan lên tiếng để dập tắt tin đồn sau khi xuất hiện, theo chuyên gia này, là điều cần thiết trước khi nó gây nên hậu quả xấu.

Theo Lan Anh 
zing/infonet

http://news.zing.vn/tai-sao-hay-xuat-hien-tin-don-doi-tien-post315779.html




Trước tin đồn của giới kinh doanh người Hoa khu vực Chợ lớn cho rằng, Ngân hàng Nhà nước sẽ sẽ tiến hành giảm giá trị mệnh giá quá lớn của đồng bạc VN hiện đang lưu hành trên thị trường, bằng các đồng tiền mệnh giá thấp nhưng giá trị cao có sức mua tương đương với đồng đô la Mỹ. Theo đó trong lần đổi tiền lần này, sẽ chuyển đổi theo tỷ lệ 25.000 đồng cũ bằng một đồng bạc mới.



Trong vòng hai ngày qua, thị trường tiền tệ Việt Nam trở nên như hỗn loạn vì hối suất đô la tăng vọt từng giờ.

Xôn xao tin đồn đổi tiền khiến mọi người ai cũng cố gắng lùng mua để để bảo vệ tài sản cho mình, điều đó đã đẩy giá đô la tăng vọt.

Trước tin đồn của giới kinh doanh người Hoa khu vực Chợ lớn cho rằng, Ngân hàng Nhà nước sẽ sẽ tiến hành giảm giá trị mệnh giá quá lớn của đồng bạc VN hiện đang lưu hành trên thị trường, bằng các đồng tiền mệnh giá thấp nhưng giá trị cao có sức mua tương đương với đồng đô la Mỹ. Theo đó trong lần đổi tiền lần này, sẽ chuyển đổi theo tỷ lệ 25.000 đồng cũ bằng một đồng bạc mới.

Đây là chuyện mới đây đã xảy ra tại Zimbabue, theo Reuters, Zimbabwe hôm 28-11 phát hành tiền trái phiếu có tổng trị giá 10 triệu USD nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng tiền mặt nghiêm trọng. Ngân hàng Dự trữ Zimbabwe lần đầu tiên công bố kế hoạch giải quyết tình trạng thiếu tiền mặt diễn ra trong nước. Ngày 26-11, Ngân hàng Dự trữ Zimbabwe tiết lộ chính phủ nước này sẽ phát hành một loại tiền tệ mới – tiền trái phiếu – có mệnh giá quy đổi tương đương đồng USD của Mỹ (1 đổi 1). Số tiền trái phiếu phát hành lần này có giá trị tương đương 10 triệu USD.

Tiền trái phiếu sẽ được phát hành vào thị trường thông qua các kênh ngân hàng bình thường với mệnh giá nhỏ: 2 và 5 USD để tài trợ ưu đãi xuất khẩu 5% và tiền mới chính thức phát hành hôm 28-11.

Nhà chức trách hy vọng động thái trên sẽ giúp giải quyết cuộc khủng hoảng tiền mặt sau khi Zimbabwe sử dụng nhiều đồng ngoại tệ để thay cho đồng nội tệ vốn lạm phát phi mã từ năm 2009. Tuy vậy, mọi người dân đang hoài nghi đồng tiền mới vì trong quá khứ, đồng tiền cũ của chúng tôi bị mất giá trị. Họ nghĩ điều đó có thể xảy ra một lần nữa.

Nguyên nhân là hồi năm 2009, đồng Zimbabwe bị khai tử do siêu lạm phát khiến người dân chưa hết tức giận.

Hiện tượng thị trường mua bán ngoại tệ bỗng nóng lên bất thường này được giới mua bán giải thích nguyên nhân: tin đồn đổi tiền râm ran khắp nơi. Bên cạnh đó, người ta còn đồn nhau rằng Ngân hàng nhà nước Việt Nam sắp tung ra nhiều loại giấy bạc mới, với các mệnh giá khách nhau với tỷ giá 1 đồng, tương đương 1 đôla Mỹ.

Một số người trong giới kinh doanh và người giàu có “nháo nhào” tuôn tiền đồng Việt Nam ra mua đô la ở thị trường chợ đen dự trữ, khiến giá đô la vọt lên nhanh chóng.

Báo Lao Động cho biết, giá đô tăng chiều ngày 27 tháng 11, có những lúc lên đến 22,900 đồng/đôla. Cho đến chiều ngày 28 tháng 4, tức sau đó khoảng 24 tiếng đồng hồ, giá đô giảm xuống khoảng 300 đồng, tương đương 0.30 cent, nhưng vẫn còn ở mức cao: 22,660 đồng/đôla.

Ngày 25/11, Ngân Hàng Nhà Nước VN vẫn công bố hối suất chính thức trong ngày là 22,550/1 đô la Mỹ (mua vào) và bán ra là 22,620/1 đô la Mỹ.

Chiều ngày 27 tháng 11, Cục trưởng Cục Phát hành và kho quỹ Ngân hàng nhà nước Việt Nam – Nguyễn Chí Thành đã lên tiếng trấn an dư luận về tin đồn đổi tiền. Ông này cho rằng tin đồn đổi tiền xuất phát từ một số ý kiến đóng góp cho việc thanh đổi lớn trong chính sách quản lý tiền tệ từ Ngân hang Trung ương. Tuy vậy, theo ông Nguyễn Chí Thành - Cục trưởng Cục Phát hành và kho quỹ Ngân hàng nhà nước Việt Nam, tin đồn trên là bịa đặt và không có cơ sơ. Đồng thời, ông Thành cũng khẳng định rằng “dù rằng từ lâu đã có chủ trương, nhưng chăc chắn không có chuyện đổi tiền trong thời điểm hiện nay.”

Ông này cũng hô hào người dân bình tĩnh và tiếp tục “yên tâm sử dụng đồng tiền hiện hành,” đồng thời còn cam kết “sẽ không có bất kỳ một sự thay đổi nào đồng tiền đang lưu hành.”

Ngay hôm sau, Thứ Hai 28/11, chính Ngân Hàng Nhà Nước CSVN ra bản thông cáo báo chí, phổ biến trên trang nhà của mình nói “Vừa qua, xuất hiện tin đồn cho rằng sắp tới Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có thể thay đổi đồng tiền đang lưu hành bằng đồng tiền mới có mẹnh giá thấp nhưng có giá trị rất cao. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẳng định không có chủ trương đổi tiền và không có bất kỳ một sự thay đổi nào với đồng tiền đang lưu hành hiện nay”.

Bản thông cáo này đồng thời cũng bác bỏ một tin đồn liên quan là “Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng không có chủ trương phát hành tiền mới mệnh giá thấp nhưng giá trị cao.”

Lời giải thích của ông Cục trưởng Cục Phát hành và kho quỹ Ngân hàng Nhà nước cũng như bản thông cáo chính thức xem ra đã nhận được không ít lời mỉa mai từ phía dư luận. Một cư dân, bạn đọc của báo Lao Động cho rằng, dân chúng vẫn không khỏi hoang mang trước tin đồn đổi tiền. Ông này tâm sự: “Cứ ý như rằng tuyên bố không tăng giá xăng thì đùng một cái giá xăng tăng vọt. Kêu không tăng giá điện thì giá điện… lừ lừ đi lên. Lần này có một bác nhảy ra, chẳng ai hỏi, cũng kêu không đổi tiền. Nhưng trong vụ này, chúng tôi suy nghĩ lung lắm.”

Người ta vẫn chưa quên nhiều lần chế độ này đã “đổi tiền” trong đó người dân bị nhà nước “dân chủ triệu lần tư bản” lột gần sạch sẽ, không khác gì cảnh cướp ngày. Chỉ sau khi báo đảng Sài Gòn lên tiếng bác bỏ tin đồn đổi tiền vài tiếng đồng hồ, nhà nước Việt Nam ra thông báo … đổi tiền chính thức trên toàn quốc.

Chỉ kể từ Tháng 9-1975, sau khi nhuộm đỏ được cả nước, Chính quyền mới bắt dân miền Nam đổi tiền. Cứ 500 đồng VNCH thì chỉ đổi được 1 đồng CSVN. Tối đa mỗi gia đình người dân chỉ được đổi 100,000 đồng VNCH lấy 200 đồng tiền mới, những số tiền VNCH còn lại sau đó trở thành những tờ vô dụng.

Tháng 5-1978, chế độ Hà Nội đổi tiền giấy lọai mới. Cứ 1 đồng mới bằng 0.8 đồng cũ. Mỗi gia đình 2 người chỉ được đổi tối đa 200 đồng và một gia đình lớn dù đông người đến đâu cũng chỉ được đổi đến 500 đồng.


Đến Tháng 5-1985, VN lại đổi tiền. Đây là kế hoạch mở màn cho công cuộc đổi mới kinh tế ở Việt nam. Về mặt lý thuyết, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi lượng cung tiền giảm phần lớn thì giá cả cũng sẽ giảm tương ứng. Nhưng trên thực tế, sau khi đổi tiền, giá cả không giảm mà còn tăng mạnh lên trở thành lạm phát phi mã trong những năm liền sau đó.

Ngay năm 1985, lạm phát ở VN tuy dữ dội nhưng mới chỉ tới 95%. Sang năm sau, lạm phát lên tới 775% khiến dân chúng óan than dậy đất. Nay những ai cầm đồng tiền VN nào cũng đều nhớ lại những kinh nghiệm đau đớn cũ.

PV Tường Minh 

Tường trình từ Sài Gòn

(Kiến thức Trẻ)

Artikel Terkait


EmoticonEmoticon