Minggu, 27 November 2016

Vì sao quan chức Thanh tra chính phủ dám xúc phạm báo chí?

Tags

Những lời trần thuật vô cùng thật lòng trên thuộc về một quan chức có tên là Nguyễn Minh Mẫn – Quyền Vụ trưởng vụ 3 – Thanh tra Chính phủ, nói trong buổi làm việc với lãnh đạo Đại học quốc gia TP.HCM. Sau đó được một clip không rõ tác giả lan truyền trên mạng xã hội, và tạo nên một cơn phản ứng rộng khắp đối với ông Mẫn.


Vì sao quan chức Thanh tra chính phủ dám xúc phạm báo chí?
Ông Nguyễn Minh Mẫn - Quyền Vụ trưởng vụ 3 – Thanh tra Chính phủ Ảnh Một Thế Giới

Song sâu xa hơn nhiều, vấn đề không chỉ khuôn gọn ở lời lẽ và thái độ xúc phạm báo chí của ông Nguyễn Minh Mẫn. Kết nối với vụ việc hàng loạt báo quốc doanh bị công an đánh đập trong thời gian gần đây ở Đắc Lắc, Hà Nội…, hẳn nhiều người nhậnn ra thân phận của “quyền lực thứ tư” mang đậm dấu ấn con sâu cái kiến như thế nào, trong bối cảnh mà các cơ quan quản lý chủ chốt như Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam và tất nhiên một cơ quan mang tính định hướng là Ban Tuyên giáo trung ương hầu như câm lặng trước các vụ nhà báo nhà nước bị công an hành hung.

Sự im lặng trên tất nhiên là một động tác che đỡ gián tiếp để lực lượng kiêu binh “còn đảng còn mình” thoải mái đe dọa và tấn công “quyền lực thứ tư”.

Nhưng vẫn chưa phải hết. Các cơ quan nghiệp vụ của ngành công an, đặc biệt là khối an ninh tư tưởng văn hóa thừa biết rằng những cơ quan quản lý báo chí còn a dua với ngành công an để “siết” báo chí bằng đủ loại chỉ đạo bất thành văn.

Hàng tuần và hàng tháng, Ban Tuyên giáo trung ương cùng Bộ Thông tin và Truyền thông vẫn duy trì các cuộc họp “giao ban báo chí”, để “nhắc nhở, lưu ý” các báo, mà về thực chất là yêu cầu các tờ báo không được đăng những vấn đề này hoặc vấn đề kia. Sau đó là các cuộc họp giao ban quản lý báo chí ở một số tỉnh thành quan trọng như Hà Nội, TP.HCM… với vai trò của áp đặt của Ban Tuyên giáo tỉnh/thành ủy và Sở Thông tin và Truyền thông.

Đã từ rất lâu, những cuộc họp trên đã bất chấp cái gọi là ‘tự do báo chí” hiển hiện trong hiến pháp năm 1992 và 2013.

Cách đây mấy năm trở về trước, những cuộc họp giao ban trên được kết thúc bằng một bản thông báo khá dài của Ban Tuyên giáo trung ương. Nhưng sau cú scandal rò rỉ trên mạng xã hội phát ngôn của Phó trưởng ban tuyên giao trung ương Nguyễn Thế Kỷ, cho rằng vụ tàu Trung cộng cắt cáp tàu Bình Minh 2 của Việt Nam vào năm 2011 chỉ là “vô ý”, hình thức thông báo bằng văn bản đã được Ban Tuyên giáo trung ương giảm thiểu. Thay vào đó là hình thức nhắn tin chỉ đạo cho các tổng biên tập báo.

Nhưng rồi cũng có một số tin chỉ đạo qua nhắn tin điện thoại bị lộ trên mạng xã hội. Chẳng hạn gần đây nhất là vụ Ban Tuyên giáo trung ương nhắn tin không cho các báo đưa tin về dự án Thép Cà Ná của Tập đoàn Tôn Hoa sen. Cơ quan định hướng này đã chuyển sang hình thức thủ công nhất: cho chuyên viên gọi điện thoại trực tiếp cho từng tổng biên tập, để “truyền đạt chỉ đạo của lãnh đạo Ban Tuyên giáo trung ương”.

Việc mô tả những hình thức chỉ đạo trên, đã cho thấy não trạng áp đặt báo chí là không hề thay đổi trong giới lãnh đạo CSVN. Và thái độ cùng lời lẽ  xúc phạm báo chí của quan chức Nguyễn Minh Mẫn là hoàn toàn logic với não trạng ấy.

Lê Dung



(SBTN)

Artikel Terkait


EmoticonEmoticon