Rabu, 19 Oktober 2016

Khổng tử phân loại trí thức thành 3 loại; Làm người, cúi đầu cần dũng khí, ngẩng đầu cần ý chí

Tags

(Ảnh minh họa)
Như thế nào mới là người có học, người trí thức? Đối với những người có học thời xưa, Khổng Tử có yêu cầu rất cao, khác xa với quan niệm của con người hiện đại ngày nay.
 Người có học thời cổ đại được xếp là người đứng đầu trong bốn kiểu người dân là “Sĩ, nông, công, thương”.
Những người trí thức, có học là những người học Đạo, học nghề. Họ phải là những người giỏi về cả hai phương diện tu dưỡng đạo đức và học thức. Về sau này, trí thức được dùng để chỉ những người thoát ly khỏi ngành nghề sản xuất.
Trong “Luận ngữ” có ghi lại một đoạn đàm luận giữa Khổng Tử và học trò của mình là Tử Cống như thế này: (Ảnh minh họa)

(Ảnh minh họa)
(Ảnh minh họa)

Tử Cống hỏi Khổng Tử: “Thưa thầy ai mớđược gọi là sĩ”? (Thời xưa gọi người trí thức, người có học là sĩ).
Khổng Tử nói: “Hành dĩ hữu sỉ, sử vu tứ phương, bất nhục quân mệnhTức là một người phải chịu trách nhiệđối vớihành vi của mình, có ý thức trách nhiệm, có cảm giác xấu hổvà luôn lo sợ nhân cách, phẩm chất của bản thân mình bị vấy bẩn. Khi bản thân gánh vác trọng trách thì luôn có ý thức bảo vệ lợích quốc gia. Bất luận là đi đếđịa phương nào thì đều có thể hoàn thành nhiệm vụ mà mình gánh vác một cách tốt nhất. Người như thế sẽ không bao giờ làm ra những việc khiến quốc gia phải hổ thẹn và nhân cách của mình bị xỉ nhục.Đâđược gọi làsĩ”.
Tử Cống lại nói: “Thưa thầy, yêu cầu này quá cao ạ! Vậtríthức hạng hai phải là người như thế nào?
Khổng Tử nói: “Trí thức hạng hai phải là người mà khi ở trong gia tộthì ai ai cũng đều ca ngợđó là người con có hiếu. Còn đi với hàng xóm láng giềng thì phải thân mật hữái. Người như thế cũng có thể được xưng là sĩ”.
Khong Tu 1
Tử Cống lại hỏi: “Vậy thì trí thức hạng sau nữa thì phải làngười như thếnào?
Khổng Tử nói: “Phải là người mà ngôn tất tín, hành tất quả. Tức là, nói lời thì phải giữ lờiđưa ra lời hứa thì nhấđịnh phải thực hiệđược, làm việc gì cũng phải nghiêm túc chịu trách nhiệđến cùng, có thủy có chung, có đầu có cuối. Nhưng màngười như thế lại không có tầm nhìn và hoài bão cao xa, làm việc chỉ là để lấy mấđấu gạo, kiếm tiền sống tạm qua ngày, nông cạn và cố chấp. Kiểu người này rất nhiều. Đối với việc của bản thân thì họ có thể đảm nhận được, còđối với việc quốc gia đại sự thì không nhấđịnh có thể gánh vánổi. Người như thế cũng tạđược xưng là “sĩ“. Nhưng suy cho cùng thì họ cũng không phải là người có chí lớn, không đángđược tôn sùng.”
Qua điển cố, chúng ta có thể thấy, đạo đức và tu dưỡng tâm tính mới là yếu tố quan trọng nhất để Khổng Tử đánh giá một người có phải là người có học hay không.
Theo Đại Kỷ Nguyên Tiếng Trung
Mai Trà biên dịch


Làm người, cúi đầu cần dũng khí, ngẩng đầu cần ý chí


Đời người, những chuyện không như ý nguyện có thể nói là chiếm phần đa số. Những lúc khó khăn, trắc trở khó tránh khỏi trong lòng mềm yếu, cứ cúi xuống thở dài than vãn vài tiếng, chỉ cần biết rằng ngẩng đầu lên sẽ vẫn thấy thái dương…

ý chí, trí tuệ, khí phách, cúi đầu, Bài chọn lọc,
Làm người, cúi đầu cần dũng khí, ngẩng đầu cần ý chí. (Ảnh: Internet)
Cúi đầu nghĩ, ngẩng đầu nhìn
Đời người như một quyển sách, mỗi khi đã viết ra rồi là không thể xem như bản nháp, lại không thể viết lại, đấy chính là biểu hiện trọng yếu của nghĩ và nhìn.
Cúi đầu suy xét, chính là tiến hành hoạch định cuộc đời, lựa chọn vai diễn và thiết kế bản thân. Ngẩng đầu nhìn, chính là quan sát mọi hoàn cảnh môi trường xung quanh, học hỏi đúc kết từ những trải nghiệm của người khác, bởi vì “vĩ nhân vi kính, khả trí đắc thất”, tức là lấy người làm gương, có thể nắm biết được, mất.
Chỉ cần cúi đầu suy xét ra được chiều sâu, ngẩng đầu nhìn thấy được xa gần, đồng thời khiến cho cả hai phối hợp được ăn ý, kết hợp khăng khít, mới có thể viết được những áng văn tinh hoa, thực hiện thành công những ước vọng của đời người.
Cúi đầu kéo xe, ngẩng đầu nhìn đường
Trên con đường đời, mỗi cá nhân cũng tựa hồ như điều khiển một cỗ xe, phải kéo chiếc xe đó cho ổn, cho tốt.
Không những ta cần phải biết hạ thấp đầu xuống để suy xét tìm cách ra đủ lực đúng lúc, đúng chỗ mà còn cần phải ngẩng đầu nhìn đường để nhận biết những chỗ mấu chốt cần phải xử lý, đổ nhiều mồ hôi.
Bởi vì đường đời thì dài nhưng những chỗ mấu chốt cần xử lý thì chỉ có vài tình cảnh; đối mặt với một vài tình huống ấy, chỉ cần ngẩng đầu nhìn đường cho chuẩn, ra đủ lực thì sẽ tránh được không bị quay đầu, ngã quỵ hay lật xe để cuối cùng đến được đích của cuộc sống, đạt được đúng độ cao xứng đáng.
Cúi đầu làm việc, ngẩng đầu làm người
ý chí, trí tuệ, khí phách, cúi đầu, Bài chọn lọc,
Cúi đầu làm việc, ngẩng đầu làm người. (Ảnh: Internet)
Con người đến thế giới này là để thực hiện công việc và đó là mục đích của cuộc sống. Để làm tốt vai trò mình đảm nhận thì phải cúi thấp cái đầu, an tịnh cái tâm, lùi lại kiên thủ vững chắc một chút, rồi mới ngẩng đầu thâm nhập dò tìm mở đường tịnh tiến lên.
Điều này đã là căn bản của an thân lập mệnh, cũng là thực hiện con đường của giá trị và đóng góp dựng xây xã hội. Do đó, chúng ta cần đường đường chính chính ngẩng đầu làm người, làm một người thấu hiểu trước-sau, trong-ngoài, ấm-lạnh, vinh-nhục, làm một người có phí phách đạo đức cao thượng, quang minh lỗi lạc và hữu ích.
Cúi đầu lặng khóc, ngẩng đầu mỉm cười
Dân gian có câu những thứ không như ý nguyện trong đời người có rất nhiều, có khi là 8 đến 9 phần 10. Nếu chẳng may bạn gặp thất bại trong công việc, hay thân thể mắc bệnh, tình cảm tổn thương, v.v.. khó tránh khỏi có những lúc mềm yếu, thì có thể hãy cứ thở dài than vãn vài tiếng. Bởi rằng ngẩng đầu có ánh dương, cúi đầu có bóng râm, trong đau đớn vẫn cần nở nụ cười.
Từ ngàn xưa tới nay, bao nhiêu vĩ nhân khi cúi đầu trong cuộc sống, cũng trải qua khổ cực muộn phiền và do dự ngập ngừng, nhưng rồi họ đều có thể ngẩng đầu mỉm cười đối diện cuộc sống, và nghênh đón tương lai huy hoàng. Đây chính là người hiểu được cúi đầu trong ngẩng đầu.
Lên cao cần cúi đầu, dưới thấp cần ngẩng đầu
Một đời con người, cơ bản là trải qua lên cao và xuống thấp. Dù cho là một người bình thường cũng có lúc từ vấn đề của“chân ướt chân ráo” biến thành “thành thục, thành công”.
Đang trên cao cần học được cúi đầu xem người khác làm người, cúi đầu xử thế, không có gì phải ra vẻ ta đây, kiêu căng tự mãn. Đang “dưới thấp” cần làm tới được ngẩng đầu coi bản thân làm người, không tự ti, không cao ngạo, lạc quan đối diện. Chỉ có như thế, mới tính là hiểu được đạo lý của nhân sinh.
Ngẩng đầu cần ý chí, cúi đầu cần dũng khí
Con người chứ không phải là bậc Thánh nhân, đã là con người thì khi thực hiện sự việc khó tránh khỏi thiếu sót, thậm chí còn sai phạm. Dẫu đã có thiếu sót, đã sai phạm, đều không đáng sợ, mà điều then chốt là cần phải có khả năng nhận thức và cải đổi.
Cho nên, chỉ cần có khí chất, dũng khí dám cúi đầu thừa nhận sai, có ý chí ngẩng đầu cải đổi sai lầm, thì nhất định từ chỗ ngã ấy mà đứng dậy khởi lên, đạt được sự thông cảm và bao dung của người khác, từ đó mà vươn lên, đạt được những thành tựu trong đời.
Biết cúi đầu đúng lúc mới có thể ngẩng cao đầu đúng nơi
Có câu nói rằng người khi đang hớn hở đắc ý hoặc khi đang thành tựu, cần hiểu được cúi đầu, ghi nhớ cúi đầu, làm một người cẩn thận khiêm tốn, không sơ suất cẩu thả.
Còn khi thân đang ở nơi nghịch cảnh hoặc đụng phải thất bại, cần nên can đảm dũng khí ngẩng cao đầu, làm một người có khí phách, có tinh thần bất khuất.
Cho nên nắm giữ đúng thời điểm cúi đầu và ngẩng đầu, rồi xử lý tốt mối quan hệ giữa chúng, mới xem là nắm bắt được trí huệ, học vấn của cuộc đời.

Theo Daikynguyenvn

Artikel Terkait


EmoticonEmoticon