Chiều nay, 19/10, Bộ Trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn đã ký các quyết định tạm thời đình chỉ chức vụ đối với ông Võ Đăng Thiên, Tổng biên tập Báo điện tử Infonet và ông Phạm Thanh, Phó Tổng biên tập.
Theo các quyết định số 1824/QĐ-BTTTT và 1825/QĐ-BTTTT, hai ông Võ Đăng Thiên và Phạm Thanh sẽ bị đình chỉ chức vụ trong thời gian 15 ngày để làm rõ trách nhiệm cá nhân đối với những sai phạm của báo Điện tử Infonet trong thời gian vừa qua.
Trong thời gian 15 ngày này, ông Nguyễn Văn Bá, Phó Tổng biên tập được giao đảm nhận nhiệm vụ Phó TBT phụ trách Báo, theo quyết định số 1826/QĐ-BTTTT.
PV
(VNN)
Tổng biên tập báo Infonet 'bị tạm đình chỉ'
- 18 phút trước
Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Việt Nam ký quyết định tạm đình chỉ chức vụ tổng biên tập và phó tổng biên tập báo điện tử Infonet, cơ quan trực thuộc bộ này.
Hôm 19/10, Infonet loan báo trên website của họ: "Quyết định do ông Trương Minh Tuấn, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông ký tạm đình chỉ chức vụ Tổng biên tập báo Infonet đối với ông Võ Đăng Thiên trong thời gian 15 ngày, để làm rõ trách nhiệm cá nhân của ông với những sai phạm của Infonet thời gian qua."
Báo này cũng dẫn một quyết định đình chỉ 15 ngày với Phó tổng biên tập Infonet Phạm Thanh và thông báo "Phó tổng biên tập Nguyễn Văn Bá, đảm nhận nhiệm vụ Phó tổng biên tập phụ trách báo Infonet trong thời gian 15 ngày."
Các quyết định trên có hiệu lực từ ngày 19/10.
Trang web Bộ Thông tin-Truyền thông Việt Nam cũng đưa tin này.
Các nguồn tin cho BBC biết hôm 18/10 Infonet phải gỡ bài viết có tựa "Chủ tịch Quốc hội: 'Tôi thất vọng khi đọc dự thảo luật Chính phủ trình'".
Bài báo tường thuật phiên họp cùng ngày của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam về dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư, kinh doanh.
Trong bài có đề cập Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân bày tỏ sự không hài lòng về dự thảo luật.
Không rõ đây có phải là lý do kỷ luật các lãnh đạo của báo Infonet hay không.
Tin về phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vẫn còn trên nhiều trang mạng chính thức khác.
Báo Sài Gòn Giải Phóng có bài, vẫn còn trên mạng của báo, dẫn lời Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân: "Đọc dự thảo luật Chính phủ trình tôi rất thất vọng, dù tôi ủng hộ sửa."
Tờ này viết: "Chủ tịch Quốc hội cho rằng, dự thảo chưa đưa ra được những điều khoản cần thiết phải sửa để tạo động lực cho doanh nghiệp kinh doanh, phát triển; chủ yếu là những quy định thủ tục hành chính, không nhất thiết phải sửa luật mới thực hiện được."
'Khó khăn của người làm báo'
Trong một bài viết nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6/2016 đăng trên Infonet, báo này cho hay Tổng Biên tập Võ Đăng Thiên nêu kiến nghị với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về "nỗi lo mất nhân lực và sự cạnh tranh không cân sức giữa các báo điện tử".
"Một trong những khó khăn, thách thức lớn nhất hiện nay đối với người làm báo, nhất là báo điện tử, là làm sao vừa thực hiện đúng chỉ đạo, pháp luật, định hướng của cơ quan chỉ đạo, định hướng báo chí, lại vừa thu hút được bạn đọc, hấp dẫn được bạn đọc," bài báo dẫn lời ông Thiên.
"Vì nếu làm sai chỉ đạo sẽ bị xử lý, nhưng nếu không thuyết phục được bạn đọc thì không có nguồn thu. Đây thường xuyên là thách thức hàng ngày đối với chúng tôi".
Vụ việc tạm đình chỉ tổng biên tập báo Infonet xảy ra chỉ chưa đầy một tháng sau vụ báo điện tử Năng lượng mới (PetroTimes) bị đình bản ba tháng vì 'để xảy ra những sai phạm' và Tổng Biên tập Nguyễn Như Phong bị cách chức và thu thẻ nhà báo.
Một trong những lý do được công bố là PetroTimes đã có báo trích đăng lại từ báo hải ngoại về vụ án Trịnh Xuân Thanh, người đang bị Việt Nam truy nã.
Bài báo đăng trên trang PetroTimes ngày 30/9, ngay sau đó bị xóa, trích lại phỏng vấn với cây bút Bùi Thanh Hiếu từ Đức (còn được biết đến với bút danh Người Buôn Gió), người đã viết nhiều bài về ông Trịnh Xuân Thanh từ khi nhân vật này "mất tích".
Bộ trưởng Thông tin Truyền thông Trương Minh Tuấn nói tờ Petrotimes có nhiều vi phạm và việc đăng bài phỏng vấn ông Trịnh Xuân Thanh chỉ là một trong số lý do.
- See more at: http://www.sggp.org.vn/chinhtri/2016/10/438066/#sthash.rEkHERXW.dpuf
Thất vọng vì dự thảo luật
Thứ ba, 18/10/2016, 14:01 (GMT+7)
(SGGPO). – Sáng 18-10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (TVQH) đã cho ý kiến về dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư, kinh doanh. Đa số ý kiến thể hiện sự thất vọng với dự án luật và đề nghị Chính phủ rút lại, chưa trình ra Quốc hội kỳ này để “đỡ mang tiếng TVQH”.
Chủ tịch Quốc hội không yên tâm với dự án luật đầu tư, kinh doanh
Thẩm tra dự án luật, Uỷ ban Kinh tế cho biết, quan điểm của Ủy ban là nên cởi mở, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho cộng đồng kinh doanh. Ban đầu dự kiến Luật sửa 12 luật, liên quan đến 89 điều, nhưng dự thảo chưa làm rõ được tính cần thiết, thống nhất, đồng bộ giữa các luật hiện hành. Một số luật vừa có hiệu lực năm 2015 chưa có thời gian kiểm nghiệm thực tiễn, tổng kết thi hành. Vì vậy, thường trực Uỷ ban Kinh tế đã yêu cầu ban soạn thảo chỉ đưa những gì thật cần thiết, không đưa vào sửa đổi bổ sung những vướng mắc phát sinh từ thi hành luật.
Nhiều ý kiến thất vọng với dự án luật và đề nghị Chính phủ rút lại, chưa trình ra Quốc hội kỳ này
Trên cơ sở đó, Chính phủ đã trình dự thảo luật này lên Ủy ban TVQH và có một số điều chỉnh. Theo đó, thay vì dự kiến dùng một luật sửa 12 luật liên quan với 89 điều, tờ trình lần này đã rút gọn lại, còn sửa đổi 18 điều tại 3 luật: Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp và Luật Xây dựng. Dự luật cũng đưa bãi bỏ 36 ngành, nghề không cần thiết trong danh mục đầu tư kinh doanh; hợp nhất 25 trường hợp vào 7 ngành, nghề; chuẩn hoá tên gọi 36 và bổ sung 12 ngành, nghề khác. Như vậy, tổng số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện còn 218 (giảm 49 so với danh mục hiện hành).
Cho ý kiến về dự thảo luật, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân bày tỏ sự không hài lòng. “Đọc dự thảo luật Chính phủ trình tôi rất thất vọng, dù tôi ủng hộ sửa”, Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân nói. Chủ tịch Quốc hội cho rằng, dự thảo chưa đưa ra được những điều khoản cần thiết phải sửa để tạo động lực cho doanh nghiệp kinh doanh, phát triển; chủ yếu là những quy định thủ tục hành chính, không nhất thiết phải sửa luật mới thực hiện được. Đơn cử, Điều 19 của Luật Đầu tư, Chính phủ quy định các hình thức hỗ trợ với doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhưng đến nay lại chưa có hướng dẫn, trong khi luật đã có hiệu lực từ 1-7. Dự luật mới này chỉ đề cập đến việc gộp 25 ngành nghề, hay quy định trao quyền cho UBND cấp tỉnh cấp phép đối với công trình đặc biệt (hiện nay là thẩm quyền của Bộ Xây dựng)… "Những đề xuất sửa này đều là những nội dung chưa đến mức cháy nhà, chết người", Chủ tịch Quốc hội nói. Ngoài ra, tính chất của các điều luật đưa ra sửa chưa thực sự là những rào cản, nếu sửa sẽ tạo động lực cho doanh nghiệp.
Theo Chủ tịch Quốc hội, dự luật chưa đưa ra được những điều khoản cần thiết sửa. “Tôi đọc các điều khoản trong dự án luật thì chưa thấy là sẽ tạo động lực mới cho đầu tư, kinh doanh. Tôi thấy thực sự không yên tâm khi trình ra Quốc hội với nội dung như hiện nay”, Chủ tịch Quốc hội nói và cho biết sẽ trao đổi lại với Thủ tướng về vấn đề này. Về những quy định về thủ tục hành chính vướng mắc cho doanh nghiệp, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu Bộ KH-ĐT báo cáo Thủ tướng ban hành văn bản hướng dẫn, tháo gỡ.
Các ý kiến khác trong Ủy ban TVQH cũng thể nhiện sự không hài long với dự án luật này. Thực tế, Chính phủ nóng lòng muốn sửa đổi, cải thiện môi trường kinh doanh. Tuy nhiên, theo Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, dự án luật dù chuẩn bị khá công phu nhưng hồ sơ không có ý kiến phản hồi của các đối tượng đã lấy ý kiến. “Dự án luật, như Bộ trưởng Bộ KH-ĐT nói lấy ý kiến rất rộng rãi, kể cả Phòng thương mại và công nghiệp VCCI, nhưng hồ sơ không có phản hồi. Cần biết cộng đồng doanh nghiệp có đề xuất gì không”, ông Uông Chu Lưu nêu. Theo ông, luật phải đáp ứng được yêu cầu của người dân, doanh nghiệp về một hệ thống thể chế thông thoáng cho đầu tư, kinh doanh, đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước trong thời điểm hội nhập hiện nay. “Với những chính sách, điều luật sửa đổi lần này có đáp ứng được nhu cầu của cộng đồng doanh nghiệp chưa? Nếu đọc qua dự luật này thì chưa đáp ứng được”, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nêu. Trưởng ban Dân nguyện của Quốc hội Nguyễn Thị Thanh Hải cũng cho rằng, dự thảo chưa nêu rõ đánh giá tác động nếu chưa thông qua tại kỳ họp này. Theo bà Hải, lý do để sửa luật nêu trong tờ trình không mới, và có dấu hiệu lợi ích nhóm, tháo gỡ cho doanh nghiệp nhưng phải tuân thủ trình tự xây dựng luật, phải thể hiện được tính cấp thiết.
Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nêu vấn đề, Hiến pháp quy định chỉ có một số ngành nghề cấm kinh doanh. Tức là chỉ có cấm và không cấm. Vậy có cần thiết các ngành nghề kinh doanh có điều kiện không?. Lắp ráp ô-tô là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, vậy cũng phải xem có phải điều này tạo điều kiện cho mấy ông lớn hay không?. Có lợi ích nhóm hay không?. Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cũng nêu câu hỏi, nếu không sửa thì có sao không?. Vì đọc vào thấy sửa cũng được, không sửa cũng được. Hiến pháp quy định quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm, vậy có cần thiết quy định các ngành nghề kinh doanh có điều kiện không?. Sau khi sửa xong rồi, những kỳ sau có đề nghị sửa tiếp không?. Nhiệm kỳ nào cũng sửa thì rất gay go…
Bộ trưởng Bộ KH-ĐT: Chưa sửa cũng không chết ai!
Giải trình trước nhiều ý kiến băn khoăn và câu hỏi đặt ra từ các thành viên Ủy ban TVQH, đại diện cơ quan soạn thảo, Bộ trưởng KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết, ban soạn thảo đã tổ chức lấy ý kiến phản biện từ cộng đồng doanh nghiệp, hiệp hội… những đối tượng chịu tác động chính. “Đúng là có những vấn đề nhỏ, nhưng nếu không sửa trong luật thì lại thành vấn đề lớn. Chưa sửa thì có vấn đề gì không?. Đúng là chưa sửa thì cũng chưa cháy nhà chết người như Chủ tịch Quốc hội nói. Chúng tôi đã rút từ 89 điều trong 12 luật xuống còn 3 luật, nhưng nếu sửa được thì rất tốt, quá tốt cho doanh nghiệp. Vì đây là những vướng mắc nằm ở trong các luật, còn nếu nằm ở các văn bản dưới luật thì lại khác. Chưa sửa cũng không chết ai, thôi thì để Quốc hội quyết định”, Bộ trưởng Bộ KH-ĐT nêu.
Trước ý kiến giải trình thêm của Bộ trưởng KH-ĐT, các thành viên Ủy ban TVQH thống nhất hồ sơ dự thảo luật Chính phủ trình chưa chắc và chưa đầy đủ đánh giá tác động với các đối tượng điều chỉnh, vì vậy nên rút để có sự chuẩn bị kỹ hơn, chưa trình dự luật này ra kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá XIV. Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, quan điểm, quy trình, thủ tục, hồ sơ, thời gian, chất lượng… chưa đảm bảo và những quy định đề nghị sửa trong dự luật chưa thật cấp bách. Chưa kể, 3 luật: Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp và Luật Xây dựng mới có hiệu lực hơn một năm, thực tế thực hiện chưa phát sinh vướng mắc quá lớn. Nếu không xem xét thận trọng thì việc sửa đổi không những không tạo điều kiện cho doanh nghiệp mà còn gây nên cản trở mới, tạo xung đột pháp lý.
Riêng với danh mục bỏ 36 ngành nghề, điều kiện kinh doanh, Ủy ban TVQH yêu cầu nếu Ủy ban Kinh tế phối hợp với Bộ KH-ĐT rà soát, thống nhất nếu kịp sẽ đưa ra trình tại kỳ họp 2 Quốc hội sẽ khai mạc ngày 20-10 tới.
PHAN THẢO
Các tin, bài viết khác
- Phải có nhiều hơn các nữ lãnh đạo, nữ doanh nhân khởi nghiệp
- Nợ xấu cao, trả lời sao với dân?
- “Vào cuộc” ngay khi dân có bức xúc
- Chủ tịch nước Trần Đại Quang gặp mặt đại biểu Hội Truyền thống đường Hồ Chí Minh trên biển
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Nhốt” quyền lực vào trong lồng cơ chế, pháp luật
- Đề xuất tăng lương cơ sở lên mức 1,3 triệu đồng/tháng
- Xây dựng TPHCM trở thành đô thị thông minh: Cung cấp ngay các tiện ích cho dân
- Tôn vinh 86 điển hình Dân vận khéo cấp TP
- Hội LHTN phải là ngọn cờ đầu trong phong trào khởi nghiệp
- Phòng Bảo vệ 180 đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhì
EmoticonEmoticon